ClockThứ Tư, 09/02/2011 09:10

Lang thang với Huế

TTH - Cuối năm, trời mưa lâm thâm và lạnh. Hình như còn bao nhiêu nước ở xứ mưa này với rét xin trút xuống dần dần để rồi nhường lại cho nắng ấm ngày xuân đón Tết.

Mặc cho thời tiết khắc nghiệt, chợ Tết vẫn rộn ràng trên phố Huế. Hoa từ mọi miền đất nước đã về đây khoe sắc. Hoa đào Nhật Tân Hà Nội, hoa cúc đại đóa, hoa hồng, thược dược… không kém hấp dẫn, vươn mình bên hoa mai xứ Huế. Một khoảng sân bên dòng Hương xuân nào vẫn dành cho mai vàng. Trong dòng người xuôi ngược, đi thưởng thức ngắm hoa – như là khúc nhạc dạo đầu trước khi mua mai về chưng Tết. Nhiều gốc mai cổ thụ được nghệ nhân bứng cả cây chào mời khách. Những chậu mai vàng, hồng diệp mai, mưng, sanh Huế… không thiếu trong vườn trăm hoa đua nở này.


Tôi gặp những bô lão chống gậy len lỏi vào vườn hoa Tết xem hoa năm nay có gì lạ. Khi gặp cành mai nào thích, các cụ đứng trầm ngâm ngắm mãi hồi lâu rồi mới rời bước. Có lẽ những gốc mai, cành mai hợp với nhãn quan các cụ - đó là, những nhành mai tự nhiên, hài hòa, có sau có trước. Vừa có hoa đẹp, to từ năm cánh trở lên, vừa có búp nở dần, để đến ngày cúng đưa ông bà, tổ tiên, nhành mai trọn vẹn rực vàng. Quan niệm ấy không hề thay đổi.
Ở Huế, hoa trưng bày để bán có thể nói nhiều nhất ở chợ hoa đường Trần Hưng Đạo, kế đến là Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh. Có điều lạ, mọi năm, đêm ba mươi, mọi hoa dầu mắc hay rẻ đều bán sạch. Người nghèo “cái khó bó cái khôn” chờ đến ngày 30 Tết mới mua hoa Tết. Thường được giá bèo, tha hồ chọn mang về, nhất là hoa cúc nằm trong tình trạng chung của giới lao động – năm nào cũng thừa thải, dễ xài…
Cuối năm, đi dọc phố phường, ta sẽ bắt gặp nhiều thú vị, nhất là cái đẹp của những loài hoa do thiên nhiên ban tặng, không thể thiếu trong ngày xuân. Niềm vui được ngắm hoa thỏa thích bên những thiếu nữ Huế duyên dáng song hành “Thành phố chúng mình thương” – ca khúc Hoàng Sông Hương viết về Huế, thực sự cuốn hút tôi vào mê cung mùa xuân. Sau mấy chục năm tắm gội mưa nắng buồn vui với quê hương, tôi thẩm thấu một điều – như minh triết, đó là cách sống con người Huế, chữ “nhẫn” giữa vô lượng đất trời dù mưa gió, phong ba vẫn vượt lên số phận…
Ngàn Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Return to top