ClockThứ Tư, 23/06/2010 07:27

Lê Văn Ngăn “Viết dưới bóng quê nhà”

TTH - Đọc những trang thơ VIẾT DƯỚI BÓNG QUÊ NHÀ như đang nghe thầm thì bên tai một câu chuyện dài với từng chương, từng hồi: Trên sân ga, Ánh sáng nhỏ từ căn gác nhỏ, Đến và đi, Một chuyến xe đêm, Quán bên đường, Nơi đến…

Những chương hồi trong từng chuỗi ngày và trong cả một đời của một lữ khách ruổi rong trên con đường thiên lý bất định, tít tắp, ngoằn ngoèo lên xuống, không phải dài thẳng mạch mà chạy vòng quanh như thể bọc quanh những ngọn đồi hay là uốn có theo từng khuỷu sông để rồi quày trở lại điểm xuất phát. 

Bởi Lê Văn Ngăn ra đi từ “bếp lửa”, cái đốm lửa hồng là điểm giàu giữa một bức trang từng nuôi nấng anh, luôn đeo đẳng anh suốt dặm đường dài và như anh sớm sớm quay về.
 
Từ đó người đọc hình dung hành trình của anh cuốn lại vòng tròn như con cuốn chiếu, trên đó từng cung tròn tượng trưng cho từng trạm dừng chân, như trường đình với đoản đình ngày xưa, ma điểm đi và điểm đến là một: NHÀ, bếp lửa, đường đi, ánh đèn, quán, sông, phòng trọ, phố, quán, đường đi, ánh đèn, NHÀ.
 
Thơ của Lê Văn Ngắn ngập tràn hình ảnh của đêm con đường. trong số lượng 46 bài thơ thu vén ở đây, hết 28 bài nói về đêm, 27 bài nói về con đường. Đúng chóc là một gã dạ du.
 
Tẩn mẩn đọc là thấy: đêm khuya (trang 9), trong đêm (13), mưa đêm (15), đêm đêm (25) đêm thị trấn (29), đêm nay tiếng gọi (31), đêm tối (35), đêm thị xã (37), đêm khuya và những đêm khuya (39), mưa đêm (41), đêm nằm lắng nghe tiếng còi tàu (43), đêm mưa tiếng gọi đò (47), đêm đêm ở nơi xa (49), đêm đêm con cái bước xa dần (51), đêm khuya (53), bóng đêm (55), mưa khuya (57), đêm lên đèn (61), đêm khuya (63), trời đêm (67), đêm khuya (69), đêm thời âu thơ (71), mưa đêm (73), chặn đường đêm (75), bóng đêm (81), những đêm khuya (85), trời đêm (87), những đêm khuya nào (95).
 
Và lắm ngả đường trứt nhánh mời mọc người thơ không ngớt bày ra cuộc lữ với chị em mặt trời mặt trăng vui lòng rọi sáng trên đầu: những ngã đường (5), một chặn đường bất hạnh (11), con đường nằm lặng im (17), đường dài (19, 21), đường cũ, đường quá khứ (23), đường đời xa tắp (27), một đoạn đường (29), đường đời (35), những chặn đường (37), chặn đường mưa (45), đường đời có cha me anh em (47), dọc đường lịch sử (49), đường dốc (53), quét dọn những chặng đường (55), mặt đường (57), các con đường (59), đường dài hun hút (61), con đường hạnh phúc (63), con đường hoa (65), chặn đường đêm (75), con đường em đã chọn (77), rời bỏ con đường lảng mạn rỡm rờ (79), nhiều chặn đường, dọc đường (85), dọc đường (87), chặn đường một nhọc (89), đường bụi khô (91), đường tối (95).
 
Đọc những trang thơ này như dõi theo từng bước chân gã lang bạt kỳ hồ, bước thấp bước cao, có khi lóc thốc, lụp bụp, lộp cộp, vụt ra ngõ rồi thụt tới thụt lùi, dẩm chân tại chỗ, xàng xê, nhưng rồi dứt khoát như “chiến sĩ một đi”, hay cũng có khi bước chân “dùng dằng” như Thẩm Oánh bảo, rồi có lúc như đi trê trứng, nhẹ như bông gòn, và gặp mùa bị gọi “lên đường” như trường hợp Nguyễn Tuân thì cất bước trăm ngả, phiêu phiêu một cách vo thanh nhu hút mát vào nhựa đường...Khăn gói đưa những chú dế mèn của Tô Hoài, đi từ mắt mà lọt thỏ vào con hẻm khuya, quanh quát dăm địa chỉ tới lui hoài hũy, cho tói cả lúc cởi con ngựa sắt cũng lạch cạch đap tới một vòng đạp lại một vòng, tần ngần bước chân như đánh mất cái gì mà thật ra chẳng có gì để mất. cứ như thể bị câu hát của Trịnh Công Sơn đuổi sau lưng: “Ta bước bước đi, bước bước hoài trê quê hương dấu yêu này”.
 
Thơ Lê Văn Ngăn là một thể loại thơ đi bộ. thơ túc tác từng bước. Lừng chừng chân cầu, thơ có khi dừng lại còn có khi rẽ vào những mệnh đề phụ, như thể là những lời nói thêm ở giữa hai dấu ngoạc: nếu… (trang 19, 23, 55, 59, 77, 89, 89, 91), dù… (trang 5, 55, 71, 79, 89). Nếu mệnh đề chính là lòng đường thì mệnh đề phụ là lề đường. có khi đi ở lòng đường một cách đường đường chính chính, nhưng có khi đi bên lề đường và lề đường vẫn không kém phần quan trọng. mệnh đề phụ là mệnh đề của người nghèo vì đó là lời nói thêm, nói vớt, nó thát bóp lại lời nói nào quá đà nhưng, ngược lại, nơi rộng biên lề tưởng tượng, chắp cánh cho khả thể, giã định. Đó bất quá là sự mặc cả với đời:
 
…Nếu chỉ một mình, anh không nhìn ra sự thật (trang 19)
…Mai sau, nếu en cần người an ủi em trong cuộc sống nhọc nhắn (77)
…Nếu Không tình cờ gặp chị (91)
…Dù lưu lạc nơi đâu,
   Trăng vẫn ở cùng anh như người bạn đường chung thủy (71)
…Dù nhà thơ làm việc trong ánh sáng và chỉ làm việc ngoài bóng đêm (55)
 
Valéry từng ví von văn xuôi và thơ giống như một đàng đàng là người đi thuyền qua sông nhằm đến một nơi nào đó và, đàng khác, cũng là người di thuyền qua sông nhưng chỉ để tầm đến chuyện đi thuyền qua sông. Lê Văn Ngăn cũng chỉ để ý đến đường đi của mình.
 
Giữa cõi đời này, như hỏi mấy ai buồn để ý đến con đường trên mình đi, mình đếm bước tới lui. Có ai vặn lui đồng hồ, có ai quay ngược lại những thước phim cũ kỹ qua đó chẳng có gì khác ngoài những bước đi, ngoài con đường trống trơn, ngoài bóng người lầm kũi chẳng để ý đến ai và chẳng ải để ý đến mình. À, không. Anh có để ý. Anh có để ý đến “ những người bình thường” những chị quét đường, như chị sáu cà phê mà anh “nợ vài ánh mát dịu dàng, như cô bán quán mà anh thầm “xin cô bán cho tôi chút ảo tưởng đang ngồi ở mái nhà mình”, như chị Ba bán bánh mì ở Phan Rang đã “vớt” anh về nhà giữa lúc lêu bêu. Rõ ràng Lê Văn Ngăn nhờ tâm hồn thơ của mình giảm thiểu đến vô hiêu hóa mọi trở lực trên đường đi và trở nên giàu có.
 
Tôi mượn lời của Rilke để khép lại bài viêt này:
 
“Câu thơ chẳng phải làm bằng tình cảm mà bằng kinh nghiệm sống. Muốn viết một câu thôi, phải nhìn thấy nhiều thành phố, nhiều người và đồ vật và phải biết cái chuyển động làm cho những cánh hoa bé bỏng nỏ ra ban mai. Phải nhớ cho được những con đường trong các sứ sở lạ mặt, những cuộc gặp gở bất ngờ cũng những lúc chia tay tiên liệu từ trước --- những ngày thơ ấu, những buổi sáng trên bờ biển, biển nói một cách tổng quát và tùng biển nói riêng, những đêm đi xa và tơ tưởng đến ngần ấy thứ vẫn còn chưa đủ.”
 
Bửu Ý
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Return to top