ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:32

Mía “tiến vua”

TTH - Có thể tên gọi “mía cơm rượu” là do ngày xưa, khi vận chuyển mía từ Thanh Hóa về kinh thành Huế phải mất một thời gian nhất định, trong khi giống mía này có độ ngọt cao, dễ chuyển hóa một tỉ lệ thành rượu nên khi ăn mía có mùi thơm như cơm rượu nếp cẩm hương.

Loại mía có tên là “mía cơm rượu” mà dân gian thường gọi thực chất là giống mía ngày xưa dùng để “tiến Vua”, có nguồn gốc từ cây mía xứ Kim Tân (thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa).

Mía "tiến vua" có lòng tím pha nâu nhạt, ngọt thanh

Tương truyền khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc để tiêu diệt quân xâm lược nhà Thanh có nghỉ lại xứ Kim Tân. Tại đây vua được thưởng thức giống mía ngon, lạ và quý nên rất thích. Sau khi đại phá quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung đã có chiếu dụ tổ chức hội mía tại Phố Cát (Thanh Hóa).

Đến thời nhà Nguyễn, năm nào cũng cử người và xe ngựa ra bứng, chở từng bụi mía Kim Tân vào kinh thành Huế dâng vua. Ngọn và gốc mía được đưa ra ngoài dân gian và được nhân giống trên mảnh đất xứ Huế cho đến ngày nay.

Mía cơm rượu có “họ hàng” với giống mía tím với thân mía cao to, đốt thưa, mắt nhỏ, vỏ màu đỏ pha tím sẫm. Tuy nhiên ruột giống cây mía tím có màu trắng sữa, còn ruột mía cơm rượu có màu đỏ pha nâu nhạt.

Giống mía này tuy ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không dễ trồng và năng suất không cao so với các giống mía khác. Giá bán thường cao gấp nhiều lần so với các giống mía thông thường.

Các lão nông vùng Quảng Điền cho hay, mía cơm rượu khi trồng ở Huế, thường thích hợp với các vùng đất bãi bồi cao, thoát nước trên lưu vực các con sông. Lưu vực phù sa sông Bồ đã làm nên một “thủ phủ” của giống mía quý hiếm này tại xã Quảng Phú.

Vào dịp từ tháng 10, 11, 12 (âm lịch) hàng năm là mùa thu hoạch mía. Thời điểm này mía cơm rượu được bày bán hầu khắp các chợ xứ Huế. Đấy là giống mía chỉ dùng để “ăn vặt” chứ không ép lấy nước uống.

Thương lái đến gặp các chủ vườn mía và mua sỉ tại đây; sau đó sẽ dùng xe tải chở đi bán khắp nơi. Do đặc tính cao về chất lượng, lại bắt măt về hình thức nên giống “mía tiến vua” xứ Huế được người tiêu dùng ưa chuộng.

Bài, ảnh: Ngọc Hoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top