ClockThứ Hai, 30/09/2024 12:04
Tấm thạch bia khắc bản trường ca Việt Bắc:

Mối lương duyên độc đáo của thi ca Việt Nam

TTH - Năm 2023, Giáo sư, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng phát hiện ở vùng núi cao Bắc Kạn một tấm thạch bia lớn, trên đó khắc bản trường ca “Việt Bắc”, một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bằng tiếng Tày. Ý tưởng đưa tấm thạch bia quý giá này về Huế được nhiều người hưởng ứng. Và câu chuyện từ mối lương duyên độc đáo bắt đầu…

“Vì sao tôi không viết hồi ký”

 Tấm thạch bia khắc bản trường ca Việt Bắc

Một nhân duyên tình cờ

Cuối năm 2023, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, giáo sư chuyên ngành văn học Nga, người sáng lập chương trình từ thiện “Sách cho trẻ em miền núi” đã cùng nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Hoàng Thao và PGS.TS. Cao Thị Hồng cùng nhiều nghệ sĩ, trí thức thực hiện chuyến thiện nguyện thường niên tại vùng chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Xong công việc, đoàn ghé thăm gia đình NSNA Hoàng Thao ở Bắc Kạn. Tại đây, GS. Nguyễn Huy Hoàng chợt phát hiện một tấm thạch bia cực lớn, cao gần 3m, nặng hơn ba tấn, đặt ở góc vườn. Trên tấm thạch bia khắc trọn vẹn bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu bằng tiếng dân tộc Tày.

GS. Nguyễn Huy Hoàng xúc động trở vào nhà. Ông trao đổi với gia đình NSNA Hoàng Thao và PGS. Cao Thị Hồng, là tấm thạch bia rất đẹp, khắc bài thơ “Việt Bắc” rất ý nghĩa, nhưng đặt ở đây hơi uổng. Nếu tấm thạch bia này được đặt ở Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ở Thừa Thiên Huế thì sẽ vô cùng ý nghĩa. Nghệ sĩ Hoàng Thao và PGS. Cao Thị Hồng nhanh chóng bàn bạc và quyết định là sẽ trao tặng tấm thạch bia đó cho Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu.

Ngay sau khi về đến Hà Nội, GS. Nguyễn Huy Hoàng lập tức bay vào Huế, nhờ một nhà báo, sinh viên cũ của ông kết nối, ông đến gặp UBND huyện Quảng Điền, ký biên bản ghi nhớ với huyện về việc gia đình nghệ sĩ Hoàng Thao sẽ trao tặng cái tấm thạch bia “kỷ vật vô giá” và đề xuất đặt ở khuôn viên Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/2024). Đặc biệt, đây cũng là dịp kỷ niệm 70 ra đời bài thơ Việt Bắc (1954-2024), ngày bộ đội chúng ta rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.

Mối lương duyên kỳ lạ ấy xuất phát từ tình yêu thơ Tố Hữu của GS. Nguyễn Huy Hoàng. Ngay từ hồi học lớp hai, lớp ba, ông đã đọc thuộc những bài thơ của Tố Hữu trong tập “Từ ấy”. GS. Nguyễn Huy Hoàng là người hiếm hoi thuộc lòng cả năm tập thơ của nhà thơ Tố Hữu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa đến bài thơ cuối cùng “Tạm biệt nhé đời ta yêu quý nhất”.

Theo ông, “Việt Bắc” là bản trường ca bất tử của nền thi ca Việt Nam, là bản tổng kết sinh động nhất về cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó là tiếng lòng của Việt Bắc đối với miền xuôi, tiếng lòng của Nhân dân đối với Bác Hồ, là niềm tin sắt son vào tương lai đất nước.

Kỷ vật gia đình

Mặc dù ông biết PGS.TS. Cao Thị Hồng là một trí thức có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội; và nghệ sĩ Hoàng Thao đã tham gia nhiều chương trình thiện nguyện, nhưng vì tấm thạch bia là kỷ vật vô giá của gia đình, nên GS. Nguyễn Huy Hoàng chưa dám tin ước nguyện của mình sẽ thành sự thật!

Tấm thạch bia do Cụ Hoàng Văn Thể, thân sinh nghệ sĩ Hoàng Thao thực hiện. Cụ Hoàng Văn Thể là cựu sinh viên thế hệ đầu tiên của Trường ĐHSP Hà Nội. Năm 1959, cụ tốt nghiệp và tình nguyện lên Bắc Kạn dạy phổ thông cấp ba. Với tình yêu, lòng ngưỡng mộ thơ Tố Hữu, với tình cảm của người Tày đã từng tham gia chín năm kháng chiến, cụ đã dịch bài thơ “Việt Bắc” ra tiếng Tày và nhờ thợ khắc bài thơ vào tấm thạch bia. Cụ đã làm tấm thạch bia đó với một thời gian rất dài trước khi dựng lên trong vườn nhà.

Sau này, năm 1967, cụ làm Trưởng ban biên tập Hội Văn nghệ khu Việt Bắc. Với những người biết tiếng Tày, ai cũng hiểu rằng đây là bản dịch siêu việt, được tác giả gửi gắm tình cảm nồng nàn, sâu đậm và ý nghĩa hơn nữa, bản dịch được cụ Hoàng Văn Thể hoàn tất trước dịp kỷ niệm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu năm 1965.

Nhân dân Bắc Kạn, đặc biệt là giáo viên, học sinh hầu hết đều thuộc bản dịch tiếng Tày bài thơ “Việt Bắc”; bài thơ được phổ nhạc, được ngâm lên trong các dịp lễ hội của Bắc Kạn, Thái Nguyên. Đối với Bắc Kạn, bài thơ Việt Bắc được dịch ra, có nghĩa là nó có thêm một cuộc đời mới.

Hành trình của những tấm lòng

Nghệ sĩ Hoàng Thao và PGS.TS. Cao Thị Hồng đã bay từ Hà Nội vào Huế không chỉ một lần. Họ đã cùng với lãnh đạo huyện Quảng Điền bàn bạc, chọn vị trí đẹp nhất về cảnh quan, phong thủy trong Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu để đặt bia.

 Một điều lo lắng chợt nảy ra, đó là việc chuyên chở tấm thạch bia từ núi rừng Bắc Kạn về Huế là quá xa xôi, đường sá hiểm trở, nhỡ có điều đáng tiếc như va chạm, sứt mẻ xảy ra thì sẽ nuối tiếc vô cùng. Mọi người đi đến quyết định phương án mới là sẽ vào Đà Nẵng, tìm một tấm đá lớn tương đương như vậy, thuê người khắc bài thơ rồi chở ra Huế, như vậy sẽ an toàn hơn.

Ngay trong ngày hôm sau, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng cùng nghệ sĩ Hoàng Thao, PGS.TS. Cao Thị Hồng đi xe vào Đà Nẵng. Trên đường đi, đoàn chưa xác định sẽ ghé vào địa điểm cụ thể nào, do mưa quá lớn nên đoàn dừng lại trú mưa ở một bãi đá ở gần Sơn Trà. Như có mối lương duyên đưa đẩy, hoặc có yếu tố tâm linh nào đó, mọi người vừa xuống xe đi vào thì bắt gặp ngay một tấm đá nguyên khối, cực lớn, rất đẹp. Hỏi thì biết tấm bia dày nặng năm tấn, vừa được chở từ Tương Dương (Nghệ An) vào Đà Nẵng. Chủ doanh nghiệp đá cho biết đang chuẩn bị xẻ tấm đá này ra nhiều tấm nhỏ phục vụ mục đích kinh doanh.

Nghệ sĩ Hoàng Thao trao đổi ngay với ông chủ về nguyện vọng mua lại tảng đá để khắc bài thơ “Việt Bắc” tặng cho Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ở Huế. Chủ doanh nghiệp không chần chừ, vui vẻ đồng ý ngay.

Đoàn lại quay ra Quảng Điền, khảo sát lại địa hình. Vì tấm thạch bia rất nặng, Khu lưu niệm lại nằm bên bờ sông Bồ, sợ khi đặt xuống rất dễ gây sụt lún. Lãnh đạo huyện Quảng Điền lập tức sẵn sàng đứng ra làm nền móng chắc chắn để đặt thạch bia.

Lại có chuyện chưa biết ai sẽ đứng ra thực thi công việc khắc bài thơ vào thạch bia? Suốt gần nửa tháng băn khoăn, thậm chí là vô vọng, thì nhà thơ Bùi Quang Thanh, bạn của GS. Nguyễn Huy Hoàng, đã giới thiệu nhà thạch ảnh nổi tiếng nhất nhì cả nước hiện nay - điêu khắc gia Lê Nguyên Vỹ. Khi cả nhóm đặt vấn đề thì điêu khắc gia Lê Nguyên Vỹ đồng ý ngay việc đảm nhận công đoạn đặc biệt này.

Đến cuối tháng 9/2024, bản thạch bia khắc bài thơ “Việt Bắc” bằng hai thứ tiếng: tiếng Tày và tiếng Việt, được hoàn tất, chờ dịp khai trương.

Tấm thạch bia trở thành kỷ niệm thiêng liêng, một biểu trưng văn hóa lớn của gia đình nghệ sĩ Hoàng Thao, PGS.TS. Cao Thị Hồng; của đồng bào Việt Bắc; của những người dân miền núi; của những người yêu thơ Tố Hữu, được dựng tại quê hương nhà thơ Tố Hữu được sinh ra.

Bài, ảnh: Hồ Đăng Thanh Ngọc
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà lưu niệm Tố Hữu đón văn bia bài thơ Việt Bắc

Ngày 1/10, huyện Quảng Điền cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ khánh thành văn bia khắc bài thơ “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu bằng iếng Việt và Tày, tại Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền).

Nhà lưu niệm Tố Hữu đón văn bia bài thơ Việt Bắc
Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo: Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Đây là chủ trương, giải pháp lớn, mang nhiều ý nghĩa để sớm hạ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh xuống mức thấp nhất; thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo Mấu chốt vẫn là vấn đề ý thức
Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La

Trong hoạt động về văn hóa dân gian của tộc người Thái vùng Tây Bắc có tiết mục kể chuyện bằng diễn xướng thơ. Cốt chuyện thơ dân gian của dân tộc Thái tuy nhiều nhưng vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân. Vì vậy, họ đã phóng tác truyện thơ từ cốt truyện của các dân tộc khác; trong đó có truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
Trình diễn bản sắc văn hóa của mỗi địa phương

Tối 23/11, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2020 do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh. Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Trình diễn bản sắc văn hóa của mỗi địa phương
Chuyện chưa kể về Dã tràng ca

“Dã tràng ca” hay có tên gọi khác “Tiếng hát dã tràng” được đánh giá là một trong những trường ca nổi tiếng, để lại rất nhiều dấu ấn ảnh hưởng đến cuộc đời sáng tác sau này của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Chuyện chưa kể về Dã tràng ca
Return to top