ClockChủ Nhật, 20/04/2014 16:46

Một đêm dự yến Cung đình

TTH.VN - Không chỉ nếm trải các món ăn được được phục hồi nguyên bản như trong sách Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ của triều Nguyễn, tại Đêm Hoàng cung Festival Huế 2014, thực khách còn được thưởng lãm những điệu múa, ca khúc mà ngày xưa chỉ xuất hiện ở buổi ngự yến của Hoàng gia.

Không dùng những nguyên vật liệu quá cao sang, không hào nhoáng ở cách bài trí, những món ăn trong Đêm Hoàng cung tại Festival Huế 2014 - do nghệ nhân ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh phục hồi - hướng thực khách đến những giá trị chân xác của hương vị và sự tinh tế, cầu kỳ trong chế biến ẩm thực cung đình

Một số hình ảnh tại Đêm Hoàng cung Festival Huế 2014:


Vua và Hoàng hậu trên đường vào nơi thiết yến


Sau khi được lệnh Vua, từ "Ngự trù", những món ăn được các cung nữ bày biện trên bàn thực khách nhanh chóng, khéo léo

Thức uống dùng trong buổi ngự yến

Tại Đêm Hoàng cung, thực khách được thưởng thức các món:

Gắp tư dùng với đồ chua. Đây là món khai vị làm từ tôm đất tự nhiên của Huế, ướp với nước mắm, hành, tiêu, mỡ xắt chỉ trộn đều, lăn dài kẹp lại trong cây đũa bằng lồ ô dài, chẻ làm tư. Sau đó đem hấp chín, nướng lại cho vàng để làm món khai vị dùng kèm đồ chua.


Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ. Hải sâm được chọn để nấu phải là hải sâm Phú Quốc, tôm ba oản là một loại tôm rêu, viên tròn nhỏ. Tuy nhiên, điểm nhấn của món này nằm ở nước dùng. Sá sùng Quảng Ninh và cồi sò điệp ở Khánh Hòa… được hầm hết một ngày đêm để tạo nên vị ngọt, mặn tự nhiên, không cần nêm thêm gia vị.


Bánh khoai tía Bánh kê. Bánh khoai tía làm từ bột nếp đặc sản của làng Hương Cần (thị xã Hương Trà), nhồi với khoai tía để tạo hương thơm và màu sắc tự nhiên. Nhân bên trong gồm tôm đất tươi, thịt heo cỏ, măng Mạnh Tông, nấm mèo dòn. Bánh kê làm từ loại kê vàng nhỏ hột đúng mùa của Huế (là loại kê thơm dẻo nhất). Bánh có nhân chay gồm: đậu xanh, đậu khuôn và nấm hương rừng.


Gỏi gà Huế phục vụ trong cung đình tương tự như bún thang của miền Bắc. Thành phần gồm thịt gà tơ xé sợi, miến Song Thần làm từ đậu xanh, chả lụa, trứng gà, thịt heo… xắt rối. Kèm thêm mè, đậu phụng, bánh tráng gạo, tôm đất… bỏ lên trên. Món ăn được kết hợp với một ít nước dùng hầm từ xương gà cô đặc.

Vịt lọng - xôi hông được làm từ vịt bầu rút hết xương, sau đó dùng lòng gà băm nhỏ trộn với trứng, nấm mèo nhồi vào bụng vịt. Vịt nhồi xong sẽ dùng lá dứa quấn quanh rồi bỏ vào nồi hông chung với xôi cho đến khi vịt và xôi đều chín. Khi bỏ vịt vào nồi phải để ngửa để cho những nguyên liệu được nhồi vào trong không thoát ra ngoài.

 Bánh màu pháp lam là loại bánh màu có khuôn bên ngoài bằng giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên với bảng màu chính sắc trong nghệ thuật pháp lam Huế. Bánh được làm bằng bột nếp thơm cùng với dưa hấu ngào và nhân hạt dưa. Bánh có vị ngọt thanh, hương thơm mát dịu, dùng tráng miệng với trà thơm.


Lưu lại hình ảnh những món ăn cung đình trước khi thưởng thức

Sau mỗi món được dùng xong, Vua và...


... Hoàng hậu sẽ khiến Thái giám hoặc người phụ trách đội Ngự thiện giải thích rõ tên gọi, cách thức chế biến

Cũng trong buổi Ngự yến, thực khách còn được thưởng thức những điệu múa mà ngày xưa chỉ Cung đình mới có






Hứng thú...

... và cả ngạc nhiên khi được bày cách lắc ly như trong biểu diễn ca Huế

Đêm Hoàng cung diễn ra trong không gian thoáng đãng và lung linh sắc màu

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

TIN MỚI

Return to top