ClockThứ Sáu, 01/02/2019 13:15

Năm hợi xem vẽ lợn

TTH - Với gam màu ấm nóng, tươi vui, những bức tranh vẽ con giáp Kỷ Hợi hướng tới một năm mới no đủ, sum vầy và phồn vinh.

Triển lãm tranh mừng xuân và con giápKhai mạc triển lãm mừng xuân và con giáp

“Con Hợi” - Phạm Trinh. Ảnh: MH

Mỗi độ tết về, đúng vào ngày tiễn ông Táo về trời - 23 tháng Chạp, nghệ sĩ và công chúng yêu mỹ thuật lại tề tựu ở phòng tranh con giáp nghênh đón năm mới. 28 tác phẩm của 20 tác giả ở gallery Sông Như (14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) và một số tác phẩm tại phòng tranh “Mùa xuân và con giáp” của Hội Mỹ thuật là những cảm xúc tươi tắn và tràn trề hy vọng cho một năm mới.

Theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp, là biểu trưng cho sự phồn vinh, sinh sôi, nảy nở, nhàn nhã và sung túc. Là con vật gần gũi với đời sống con người, hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian.

“Chú ỉn” - Đỗ Văn Lân. Ảnh: MH

Được thể hiện qua bàn tay sáng tạo của các họa sĩ với nhiều nét cách điệu, biến hóa sinh động, hình ảnh con giáp của năm 2019 hiện lên trong dáng vẻ thân thuộc, sinh động, mang đến cho người thưởng lãm không khí nao nức của mùa xuân đang gần kề. Mỗi tác phẩm là một cách nghĩ, cảm xúc về tính cách, hình tượng con vật và người xem có thể nhận được nhiều thông điệp sâu sắc qua ngôn ngữ tạo hình: sức sống nội tâm mạnh mẽ, ước vọng về một năm mới sung túc, an lành.

Có số lượng tác phẩm nhiều nhất tại gallery Sông Như, những bức tranh vẽ về con lợn của họa sĩ Đặng Mậu Tựu gửi gắm thông điệp về sự no đủ, sum vầy, mang đến không khí vừa gần gũi vừa thiêng liêng của ngày tết. Ẩn chứa trong tác phẩm “Sống cùng trời đất” là quy luật của tạo hóa: Sự cân bằng âm dương với hình ảnh heo mẹ là trung tâm vũ trụ, xung quanh là bốn chú lợn con tượng trưng cho bốn mùa, màu sắc của bức tranh cũng biểu trưng cho ngũ hành. Trong tác phẩm này, tác giả còn kín đáo gửi vào mong ước “mưa thuận, gió hòa” qua hình ảnh con lợn phun nước.

“Lộc Xuân” - Nguyễn Ánh Dương. Ảnh: AQ

Với tác phẩm “Tự do”, họa sĩ Đặng Mậu Tựu khắc họa hình ảnh con lợn ngậm lá khoai ung dung đứng giữa trời đất thênh thang. Ông còn vẽ bộ tranh “Chuyện heo ca” gồm 7 tác phẩm, đề cập đến cuộc sống, tính cách của loài vật này với những cảm xúc về hạnh phúc, san sẻ yêu thương… Có những bức tranh họa sĩ Đặng Mậu Tựu vẽ cách đây 12 năm được ông giới thiệu lại, để thấy sự khác biệt về cách tư duy, thể hiện khi vẽ về con giáp này.

“Tự do” - Đặng Mậu Tựu. Ảnh: MH

Phần lớn tác phẩm của các tác giả khác khai thác đặc tính của con giáp Kỷ Hợi để thể hiện sự phồn thực, sum vầy, tình cảm yêu thương bằng tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bức tranh sơn mài của Huỳnh Thị Tường Vân là tình yêu của hai con lợn tồn tại vững bền cùng trời đất gửi đến người xem thông điệp sâu sắc về sự lâu bền của tình yêu đôi lứa. Cùng thể hiện chủ đề này, Phạm Đình Thái, Nguyễn Khắc Tài đều chuyển tải đến người xem tình yêu mặn nồng, gắn kết yêu thương. Hình ảnh lợn mẹ, lợn con trong bức tranh đầy sắc màu có chủ đề “sum vầy” của Nguyễn Vũ Lân là hình ảnh của một gia đình sung túc và đầm ấm, quây quần hạnh phúc khi tết đến xuân về. Hay hình ảnh chú lợn tươi vui, ngộ nghĩnh trong “Con Hợi” của Phạm Trinh là ước vọng về một năm mới viên mãn.

“Tí vẽ hợi” - Nguyễn Đăng Tiền Phong. Ảnh: AQ

Ở phòng tranh “Mùa xuân và con giáp” tại Tạp chí Sông Hương, Đặng Thu An góp mặt với tác phẩm “Du xuân”. Bức tranh ngộ nghĩnh, hài hước với hình ảnh bốn con lợn du xuân ở vườn đào. Với các màu sắc tươi nguyên: xanh, đỏ, tím, vàng tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tác phẩm là cảm xúc hân hoan, là ước vọng về một năm mới may mắn, tươi đẹp suốt bốn mùa. Họa sĩ Đặng Thu An chia sẻ: “Con lợn vốn thân thuộc, gần gũi với con người, mang đến cho tôi cảm xúc về sự sum vầy, no đủ, sung túc. Với hình tượng con giáp này, tôi không vẽ theo nét dân gian, cũng không phải tả thực mà vẽ hơi phóng dụ, cường điệu, thể hiện dáng dấp, trạng thái của con người”.

“Mẹ tròn con vuông” - Trần Xuân Minh. Ảnh: AQ

Qua góc nhìn của họa sĩ và bằng bút pháp sinh động, chất liệu phong phú, hình tượng con lợn được thể hiện ở nhiều tư thế khác nhau, khi suy tư, lúc tươi vui ngộ nghĩnh, cũng có khi cô đơn trầm ngâm… Đâu đó phảng phất thần thái mỹ thuật dân gian, pha trộn một vài ngôn ngữ tạo hình hiện đại. Điều đó tạo nên sự đa cách trong ngôn ngữ tạo hình và người xem có thể tìm thấy nhiều chi tiết đắc ý, sự chiêm nghiệm thú vị để ngẫm nghĩ, kỳ vọng trong năm mới Kỷ Hợi.

TRANG HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm 'Không gian Văn hóa Việt' tại Mỹ

Những vật phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam như mô hình trống đồng, Khuê văn các, trang phục áo dài trên chất liệu lụa truyền thống, gốm Chu đậu, đồ sơn mài, mây tre... đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ lựa chọn kỹ càng mang tới trưng bày tại triển lãm mang tên “Không gian Văn hoá Việt Nam”.

Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm Không gian Văn hóa Việt tại Mỹ

TIN MỚI

Return to top