ClockChủ Nhật, 01/07/2018 13:19

Vẻ đẹp Huế qua tranh ký họa

TTH - Lưu giữ và đánh thức vẻ đẹp của đô thị, tôn vinh giá trị di sản của Cố đô Huế, từ đó truyền cảm hứng bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản đến cộng đồng... là những điều mà triển lãm “Hành trình ký họa Huế 2018 - Một thoáng Cố đô” muốn gửi đến người xem.

Triển lãm tranh mừng 35 năm Tạp chí Sông HươngHọa sĩ Bửu Chỉ với những bức tranh thời sinh viên tranh đấuHuyết hoa & ký ức Huế trong tranh Đỗ Duy TuấnHọa sĩ Tôn Thất Văn & những bức tranh kỷ niệmThiếu nữ & hoa trong tranh Ái Lan

Thành viên nhóm Urban Sketchers Việt Nam ký họa cầu Trường Tiền

Lưu giữ vẻ đẹp đô thị

Với mong muốn góp phần quảng bá và tôn vinh giá trị di sản Cố đô Huế, mới đây, nhóm Ký họa đô thị Việt Nam (Urban Sketchers Việt Nam) tổ chức “Hành trình ký họa Huế 2018 - Một thoáng Cố đô” để ký họa các công trình kiến trúc, văn hóa, cảnh quan, con người, ẩm thực Huế. 100 tác phẩm ký họa sau hành trình này đang được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị là điểm nhấn tôn vinh và lưu giữ vẻ đẹp của đô thị, di sản Huế.

Những cảnh đẹp của Huế, như: Đại Nội, Ngọ Môn, Cửu Đỉnh, Tứ Phương Vô sự, Hưng Tổ miếu, Bảo tàng Văn hóa Huế, chùa Diệu Đế, phá Tam Giang, cầu Trường Tiền... qua nét chấm phá, chắt lọc của nghệ thuật ký họa trở nên sống động, tinh tế. Ẩn trong mỗi tác phẩm có cả sự rung động của mỗi tác giả. Ngoài những danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng của Huế, các tác phẩm ký họa những góc phố đời thường, nhịp sống thường nhật vẫn mang lại cho người xem cảm xúc thật, dù có hơi xộc xệch. Bởi, cái đẹp của ký họa là cái đẹp không hoàn thiện.

Bức ký họa của Nguyễn Đình Việt, sinh viên năm 3 Trường đại học Kiến trúc Đà Nẵng vẽ về Đại Nội là một trong những tác phẩm được nhiều người yêu thích, bởi tính chính xác và vẻ cổ kính của công trình di sản vốn được xem là biểu tượng của Cố đô. Việt kể: “Em rất say mê với những công trình cổ kính nên hoàn thành tác phẩm chỉ trong 3 tiếng đồng hồ. Sử dụng chất liệu bút sắt để thể hiện vẻ mộc của công trình, tác phẩm là cảm xúc của em về di sản ở miền sông Hương, núi Ngự”.

Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế nhận xét: “Bằng sở thích đam mê ký họa, các tác giả lưu giữ lại những hình ảnh kiến trúc, đời sống văn hóa, thậm chí là các mô típ trang trí mang tính đặc trưng của đô thị đang dần bị biến mất. Nhiều tác phẩm được thể hiện khá chính xác, bố cục đẹp, kỹ thuật, chất liệu và bút pháp khá phong phú, ghi lại cảm xúc trung thực của tác giả, mang lại những cảm xúc thẩm mỹ cho người xem. Từ đó, giúp người dân và cả khách du lịch hiểu hơn về di sản và những giá trị văn hóa lịch sử, khơi dậy tình yêu, sự trân trọng và bảo vệ di sản. Trước sự biến đổi của đô thị thì việc ghi chép bằng ký họa rất hữu ích, có ý nghĩa không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai”.

Ký họa Đại Nội của Nguyễn Đình Việt

Lan tỏa thông điệp

Thu hút 40 tác giả là thành viên của nhóm Urban Sketchers đến từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Huế, những người tham gia “Hành trình ký họa Huế 2018 - Một thoáng Cố đô” gồm nhiều thành phần, lứa tuổi, từ kiến trúc sư, họa sĩ, sinh viên, học sinh, người đi làm đến người đã nghỉ hưu, từ trẻ em đến cả người già, cả những người chuyên và không chuyên... Đối với người già là nơi giải trí, hồi tưởng lại những hình ảnh của quá khứ. Với các bạn trẻ, là nơi kết nối cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm, nơi học hỏi và nâng cao ý thức tôn trọng những giá trị của đô thị. Tất cả mọi người cùng chung niềm đam mê đều có thể tham gia ký họa để tôn vinh di sản, giữ gìn vẻ đẹp của đô thị. 

Chỉ một trang giấy hay quyển sổ nhỏ và cây bút, màu nước, những người yêu thích ký họa có thể đứng ở bất kỳ góc phố nào, thời gian nào để ghi chép  những gì diễn ra xung quanh cuộc sống. ThS. KTS. Trần Thị Thanh Thủy, giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Trưởng nhóm Urban Sketchers Hà Nội, chia sẻ: “Chúng tôi lưu lại cảm xúc thông qua các tác phẩm ký họa để những công trình, danh lam thắng cảnh trở thành ký ức đẹp, hình ảnh đẹp ở những nơi chúng tôi đi qua. Tác phẩm ký họa dễ hiểu, ai cũng có thể tiếp cận nên sức truyền cảm dễ lan tỏa”.

Ký họa Hưng Tổ Miếu của Trần Đình Vinh

Nhóm Urban Sketchers Việt Nam được thành lập năm 2013, hoạt động chính của nhóm là ký họa đô thị. KTS. Vũ Đức Chiến, người thành lập nhóm Urban Sketchers Việt Nam chia sẻ: “Những công trình kiến trúc, dãy phố, ngôi nhà đều mang những giá trị nhất định của đô thị. Chúng đều có linh hồn và mỗi một thế hệ qua đi đều gắn bó với nơi mình ở, sinh ra và lớn lên. Chúng tôi muốn dành tâm huyết ghi chép lại quá trình đô thị hóa, mà mỗi khi nhìn lại, có thể chúng đã bị lãng quên, hoặc thay thế, hơn nữa là bị phá bỏ".

Tại Việt Nam, nhóm cũng đã tổ chức thành công nhiều hoạt động ký họa đô thị để giữ gìn và bảo tồn những giá trị thuộc về đô thị, quảng bá hình ảnh đô thị của Việt Nam ra thế giới. Qua đó, dần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của đô thị, có ý thức tôn trọng, sống có trách nhiệm hơn nhằm bảo tồn các giá trị di sản của đô thị”.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

TIN MỚI

Return to top