ClockThứ Năm, 01/03/2012 06:03

Ngẩn ngơ sương Huế

TTH - Sương như tấm chăn đắp sông ngủMai sớm tôi qua mờ mịt đôi dòngChợt thấy những con đò xa bếnĐã bay lên không cánh bềnh bồng (Sông Hương mùa sương - Đỗ Văn Khoái)

Những ngày đã qua, chẳng hiểu thế nào một Sông Hương mùa sương như thế đã trở thành nỗi ám ảnh êm đềm không chỉ là của riêng tôi thôi. Hóa ra Huế thành phố đâu chỉ của “ngày chưa tắt nắng trăng đã lên rồi”, đâu chỉ của những “chiều chậm đưa chân ngày, tiếng buồn vang trong mây”, mà còn là thành phố thật nên thơ từ màu sương như một thoáng trở lòng của đất trời lãng đãng không khí mơn man trong lành se lạnh. Một thời gian đắm đuối của sương Huế có thật với cái gì khang khác ở những buổi sáng mai sau thức dậy, chợt thức cả không gian đang bỏ ngỏ những khoảnh khắc xuân thì.

Tôi đã từng thích thú được ngắm nhìn màn sương như thực như ảo của nỗi đợi chờ ấy cứ vang run dưới những tán tràm hoa vàng xanh mượt ở góc sân của một ngôi trường cũ. Và rồi cảm nhận rất rõ một niềm đam mê riêng về Huế đang giăng mở nét rêu phong trầm mặc ở Nội thành. Lại hình như vẫn long lanh tiếng khẽ khàng không bâng khuâng trên kẽ lá trong vườn hồng nhà ai ở khu vườn Huế? Sương Huế thu mình trong từng cánh hoa, giấu hồn trong cây như muốn hoá thân vào cuộc sống thanh bình yên vui của mọi người. Mà đâu có gì xa vời và mộng tưởng? Huế vào mùa sương còn khoác lên cảnh quan hữu tình nơi đây sự hoài niệm âm thầm và lặng lẽ của những ngày tháng đã qua. Chỉ những giây phút bàng bạc chất thơ và đời ấy, chí ít cũng như có thêm một chút nhớ, một chút buồn và rất nhiều dễ thương mà tôi đã chợt bắt gặp trong tâm hồn mình những âm vang nhè nhẹ của hạnh phúc, khi một mình thả bộ trên những con đường đầy sương của Huế. Những cảm giác vừa mới lạ vừa xao xuyến đã nhanh chóng lan tỏa thành cung bậc thấm đậm tình người mà có lẽ lắm lúc, trong cuộc sống bươn chải với nỗi mệt mỏi của đời người, mỗi một người đã từng dễ quên đi, dễ để tự mất mát. Ơi sương Huế vô ngôn, màu thời gian sương khói vô ngôn... tất cả đã đi vào trong tôi cùng với Huế như một nguồn sống dịu mát trong suốt và nền nã tự bao giờ! Lại như một món quà tặng của tạo hóa dành riêng Huế theo “Khái niệm Huế” của Nguyễn Trọng Tuệ: Huế mơ màng xây bằng khói và sương. Hay huyền thoại như cảm nghĩ của Nhã Tiên: Đời rất thật mà sông thì hư ảo. Áo sương mù xin đừng khoác cho nhau. Riêng tôi, tôi vẫn nghĩ còn nhiều và sâu lắng hơn thế thì phải.
 
 
Chẳng hạn, trong khi chờ đợi mùa sương Huế âm thầm trở lại, đã có lúc trước đó trong đêm, tôi như lạc vào thế giới của những giấc mơ thuở tuổi thơ. Nơi đó đã sống dậy hình ảnh chú bé chăn cừu trong “Những ngôi sao” của Alphonse Daudet cứ mải mê ngắm trăng sao mà ước gì có thể với tay hái được một chùm sao nào đó, để điểm xuyết thêm cho giấc mơ của chính mình. Và sự hoài cảm ngây thơ đáng yêu đó vẫn cứ thấy bâng khuâng nao lòng mãi.
 
Bây giờ, đã qua đi những gì thuộc về quá khứ. Bây giờ, trước tôi là cuộc sống thật với những tiếng gọi thì thầm của sương mù rất hiền hòa mỏng manh đấy nhưng có lẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Bởi hàng năm, sau giêng hai, sương Huế lại về như một lời hẹn thủy chung, đem đến cho lòng tôi những cảm xúc bồi hồi không chỉ của một thuở nào...
 
Trần Viết Tuấn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top