ClockThứ Năm, 28/08/2014 05:12

Những sản phẩm của “phép cộng”

TTH - Chưa nhiều, nhưng bằng tâm huyết, tấm lòng và trách nhiệm, các hoạ sĩ và những người con của làng nghề đã làm một "phép cộng" cho những sản phẩm mới.

Nỗ lực kết nối với làng nghề

Tranh làng Sình là một trong những làng nghề đầu tiên được Trúc Chỉ của họa sĩ Phan Hải Bằng hướng đến. “Từ đây, làng Sình đã có những thiết kế mới dựa trên những giá trị sẵn có và sự kết hợp với Trúc Chỉ như bộ lịch bát âm, tranh bát âm… “Chúng tôi cũng đưa ra những ý tưởng cho làng nghề trong việc làm mới bản khắc tranh về những đề tài rút tỉa từ các hình thức trang trí cung đình và dân gian; gợi ý kết hợp tranh Sình với các làng nghề khác, như Bao La, diều…”, họa sĩ Phan Hải Bằng chia sẻ.

Bộ sản phẩm Trúc Chỉ hoa hồng

Bên cạnh làng Sình, Trúc Chỉ đã có mối liên kết thân thiết với làng mây tre đan Bao La qua hỗ trợ và đặt hàng các thiết kế mới, hiện đại, dựa trên nền tảng chất liệu truyền thống; sử dụng các sản phẩm tiền chế của Bao La cho các thiết kế của Trúc Chỉ. Nỗ lực cộng với sự hỗ trợ của bạn bè, Trúc Chỉ đã góp phần làm cho nghề làm dù, vốn đã mai một hơn mười năm nay ở Huế, được thực hiện trở lại thông qua những nghệ phẩm độc bản. Các nghệ nhân Trúc Chỉ cũng tự tay thực hiện những nghệ phẩm nón Trúc Chỉ đẹp và lạ bắt nguồn từ những chiếc nón bài thơ xứ Huế truyền thống.

Đèn 8 mặt họa tiết tranh Làng Sình - khung tre đan Bao La

Hải Bằng cho biết, hoa giấy Thanh Tiên cũng là một tiêu chí gắn kết ban đầu của Trúc Chỉ, nhưng khó khăn vấp phải là sự không tương thích giữa chất liệu, kỹ năng của nghệ nhân và Trúc Chỉ vẫn đang cố gắng chỉnh sửa, cập nhật để có thể kết hợp một ngày không xa.

Đưa hơi thở hiện đại vào sản phẩm truyền thống

Một sự kết hợp khác đã tạo nên những sản phẩm gốm đẹp và mang hơi thở hiện đại, đó là kết quả của đề tài “Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích” của nhóm tác giả Võ Xuân Huy và Lê Bá Cang, giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế.

Sau hai năm dày công nghiên cứu, nhóm tác giả tạo nên 150 mẫu gốm với nỗ lực đưa yếu tố nghệ thuật vào sản phẩm gốm cổ, hướng đến nhu cầu đa dạng của cuộc sống hiện đại. Đó là gốm gia dụng, gốm trang trí nội - ngoại thất, tượng - phù điêu. Triển lãm “Gốm Phước Tích” với 150 mẫu mã mới này vào tháng 7/2013 được xem là đã đem đến một hơi thở mới cho làng gốm cổ Phước Tích trong đó có nhiều mẫu gốm độc bản khá kỳ công và tinh xảo.

 Hộp đựng đèn giấy tranh dân gian Làng Sình của Thanh Trà và Văn Đủ

Mới đây, hai tác giả Nguyễn Thị Thanh Trà và Nguyễn Văn Đủ, giảng viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế sử dụng hoạ tiết tranh bát âm của làng Sình, để thiết kế sản phẩm đèn giấy. Sự sáng tạo, độc đáo này đã đem về cho sản phẩm giải nhì Hội thi thiết kế sản phẩm quà tặng, hàng lưu niệm Huế 2013 vừa được trao (hội thi không có giải nhất). “Những sản phẩm lâu nay quá cũ và chưa hấp dẫn khách du lịch nên tụi em muốn kết hợp với mô típ truyền thống của tranh làng Sình để nhiều người biết đến làng nghề này và giới thiệu một nét văn hoá Huế”, Thanh Trà nói.

Và những sự dấn thân khác, với hoạ sĩ Đỗ Kỳ Hoàng, trăn trở về nghiên cứu phục chế sơn mài truyền thống Huế. Hoạ sĩ Phan Thanh Bình với dự án dài hơi “Nghiên cứu và phục dựng tranh dân gian làng Sình”. Họa sĩ Thân Văn Huy với sản phẩm Sen giấy. Diều Huế của Nguyễn Văn Hoàng. Họa sĩ Đinh Khắc Thịnh, Lê Thừa Tiến lại tâm huyết với Nón lá…

Nhưng sự gắn kết giữa mỹ thuật và làng nghề quả thật vẫn chưa nhiều. Theo hoạ sĩ Phan Hải Bằng, các dự án mỹ thuật phần lớn chỉ dừng ở mức độ khai thác các yếu tố biểu hiện tạo hình của làng nghề, phục vụ cho ý tưởng nghệ thuật của họa sĩ, góp phần tôn vinh và kêu gọi sự chú ý của xã hội tới làng nghề, chứ chưa thực sự dấn thân gắn kết với làng nghề trong việc xây dựng và xây dựng lại những giá trị truyền thống mới một cách bền vững. Để mỹ thuật đến gần hơn với làng nghề, tạo thêm nhiều những sản phẩm vừa mới lạ mà vẫn mang hàm lượng văn hoá truyền thống Huế sẽ còn rất nhiều việc phải làm...

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Return to top