ClockChủ Nhật, 02/12/2018 09:58

Nhà lưu niệm hành trình kết nối

TTH - 28 tỷ đồng là tổng mức đầu tư dự kiến dành cho dự án khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ngay tại quê hương của ông, làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí MinhNhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu

28 tỷ đồng là tổng mức đầu tư dự kiến dành cho dự án khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu ngay tại quê hương của ông, làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Không chỉ là một lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Tố Hữu còn là nhà thơ cách mạng hàng đầu của đất nước, vậy nên một trong nét đặc sắc của khu nhà lưu niệm là sẽ có 3 chòi thơ với diện tích khoảng 66m2.

Nhà văn Nguyễn Quang Hà kể, cách nay hơn 4 năm, một lần về Quảng Điền, sau khi thăm nhà lưu niệm Nguyễn Chí Thanh, ông được dẫn tới thăm nhà Tố Hữu. Trong thâm tâm của ông, chính quyền đã làm xong nhà lưu niệm Nguyễn Chí Thanh thì chắc nhà lưu niệm Tố Hữu cũng hoành tráng như thế. Song không, vẫn chỉ là ngôi nhà ngói ba gian lụp sụp ngày xưa cha mẹ ông ở. Ngoài ra chưa có gì thêm. Trên bàn thờ ngôi nhà ba gian ấy có ảnh thờ ông bà thân sinh ra nhà thơ và ảnh nhà thơ đặt bên cạnh đó. Nhà văn Nguyễn Quang Hà chia sẻ, ông cảm thấy “sao trong lòng mình bỗng trống trải bởi thiếu một cái gì đó đang ôm ấp trong lòng”.

Với dự án được triển khai, tôi nghĩ cảm giác về sự “trống trải” năm nào của nhà văn Nguyễn Quang Hà rồi đây sẽ không còn khi mà chính quyền địa phương đã không hề quên nhà thơ Tố Hữu. Thế nhưng, hãy khoan bàn về Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu sẽ ra đời ra sao, chỉ cần nghĩ đến vùng đất Quảng Thọ bên dòng sông Bồ với khoảng cách 1 km đã có đến 2 nhà lưu niệm đã thấy tự hào về một vùng đất văn vật. Nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thôn Niêm Phò đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có hệ thống nhà lưu niệm danh nhân hàng đầu quốc gia ít nơi có được. Ngoài nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu, còn có thể kể đến là nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ (Phú Vang), nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu ở làng Thanh Tiên (Phú Vang), nhà lưu niệm Đại tướng Lê Đức Anh ở Lộc An (Phú Lộc) hay Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở dốc Bến Ngự (thành phố Huế)...

Không chỉ là điểm đến trong các hành trình du lịch khám phá Huế, nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ là diễn ra các hoạt động dâng hương vào nhiều dịp lễ trọng cùng các hoạt động tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thuống cách mạng cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Các nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Anh và đồng chí Nguyễn Chí Diểu từ nhiều năm nay đã là những địa chỉ văn hóa, đón các du khách, học sinh và người dân địa phương đến tham quan, tìm hiểu.

Trở lại với công trình nhà lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Hy vọng rồi đây, không chỉ Quảng Thọ hay Quảng Điền mà cả Thừa Thiên Huế nữa sẽ có thêm một địa chỉ văn hóa - du lịch. Nó sẽ là tiếng gọi thao thiết dành cho bao người, nhất là ai yêu mến tác giả “Quê mẹ”, khát khao muốn tìm hiểu xem đặc sản, như “chột nưa” đã góp phần làm nên bài thơ nổi tiếng “Con cá chột nưa” nó ra răng… Và rồi, tiếp theo một hành trình khám phá Thừa Thiên Huế bằng sự kết nối các nhà lưu niệm nơi đây.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dương Nỗ, hành trình tháng 5

Hai trong bốn di tích nằm trong hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt nằm ở làng quê Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế). Nhắc đến làng quê bình yên, trù phú này, người ta sẽ nhớ ngay về một giai đoạn ghi dấu chân của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, mà sau này chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Dương Nỗ, hành trình tháng 5
Thông điệp về "Hành trình xanh" bảo vệ môi trường

Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Thông điệp về Hành trình xanh bảo vệ môi trường
Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12.000km

Sau hành trình 12 ngày xuất phát từ Hy Lạp, ngọn lửa Olympic đã đến cảng Marseille của Pháp vào ngày 8/5 trước sự chứng kiến của đám đông lên tới khoảng 150.000 người. Đây được xem là cuộc thử nghiệm lớn đầu tiên về các kế hoạch cực kỳ tham vọng của Thế vận hội Paris 2024.

Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12 000km
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top