ClockThứ Hai, 29/06/2015 14:45

Phong tặng danh hiệu nghệ sĩ: Day dứt mãi chuyện xin - cho

TTH.VN - Ba năm một lần (trước đây là hai năm) Nhà nước tổ chức đợt xét phong tặng danh hiệu NSƯT - NSND cho các văn nghệ sĩ. Đã qua bảy lần xét, năm nay nỗi lòng xin - cho vẫn y nguyên.

Cuối tháng 9-2014, Chính phủ đã ban hành nghị định 89/2014/NĐ-CP để hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu NSƯT - NSND, nghị định này cũng đã có một số thay đổi đáng kể so với quy chế cũ.

Ví dụ như danh hiệu NSND và NSƯT sẽ được xét tặng và công bố ba năm/lần, thay cho quy định trước đây hai năm/lần. Bỏ tiêu chuẩn người được xét tặng NSND phải được phong tặng NSƯT ít nhất năm năm (nay chỉ yêu cầu đã được phong tặng NSƯT).


Nghệ sĩ Chí Trung - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Yêu cầu người được xét tặng NSND đã có hai giải vàng quốc gia, các giải vàng trong nước và quốc tế khác sẽ được quy đổi thành giải vàng quốc gia. Người được xét tặng NSƯT cần có ít nhất hai giải vàng hoặc một giải vàng quốc gia và hai giải bạc quốc gia (trước đây yêu cầu phải có hai giải vàng quốc gia). Nghĩa là dù có thay đổi thì những con số cố định yêu cầu nghệ sĩ phải có giải, có huy chương vẫn là một trong những yếu tố “cứng” tiên quyết bên cạnh các yếu tố khác.

Năm nay, thủ tục xét hồ sơ “xin” phong tặng danh hiệu NSƯT - NSND của văn nghệ sĩ đã xong qua hai cấp, cấp cơ sở và cấp bộ. Hội đồng xét phong tặng danh hiệu NSƯT - NSND cấp nhà nước đang họp bàn theo từng nhóm ngành để xét lần cuối và sẽ tổ chức phong tặng cho nghệ sĩ vào Quốc khánh 2-9 năm nay.

Lần thứ tám tổ chức hoạt động này, Hội đồng cấp nhà nước nhận được từ lĩnh vực âm nhạc 11 hồ sơ xét phong tặng danh hiệu NSND và 30 danh hiệu NSƯT. Lĩnh vực điện ảnh có 10 hồ sơ NSND, 12 NSƯT. Lĩnh vực múa có một hồ sơ NSND và 21 hồ sơ NSƯT. Lĩnh vực sân khấu có 17 hồ sơ NSND và 56 hồ sơ NSƯT. Trong danh sách ấy có những người thuộc diện “ai cũng biết” nhưng không hiếm người nghe tên đọc tiểu sử mà vẫn không thể biết đó là ai!

Bị loại khỏi danh sách trình cấp nhà nước xét phong tặng NSND kỳ này, trả lời trên một số báo, danh hài Chí Trung chia sẻ anh cảm giác như quy chế còn mù mờ, anh đã có rất nhiều giải thưởng mà cấp bộ vẫn nói chưa đủ thì không hiểu thế nào!

Chí Trung đã làm thơ trên trang cá nhân của anh nhân câu chuyện phong tặng danh hiệu, rằng: “Không hi vọng, bạn sẽ chẳng bao giờ thất vọng!/ Câu này tôi nghe, thoáng ở đâu/ Lời nói đẩy đưa, bớt “lệ sầu”/ Khúc khích cười vui, nhìn xuyên trán/ Nỗi buồn đọng lại, đẩy cho sâu!/ Công việc vẫn trôi, người vẫn đi/ Vài ba danh hiệu, có đáng gì/ Ngược xuôi tâm sức, tìm nhân ái/ Dòng đời xuôi ngược, sẽ khắc ghi!”.

Tâm trạng của Chí Trung có lẽ cũng là tâm trạng của nhiều nghệ sĩ khác, khi mà cơ chế xin - cho mấy mươi năm vẫn tồn tại. Để mỗi mùa phong tặng nghệ sĩ lại chộn rộn ngược xuôi đếm huy chương, mong ngóng tình thương mến thương của đồng nghiệp. Và không hiếm những kiện tụng, tố giác khiến nhiều nghệ sĩ không khỏi ân hận khi dính phải những thị phi từ chính đồng nghiệp. Để hình ảnh của họ trong công chúng ít nhiều lại bị tổn thương!

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSƯT - NSND (theo nghị định mới)

1. Trung thành với Tổ quốc VN XHCN; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ.

3. Với NSƯT: Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc - múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên.

NSND: Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật xiếc - múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên.

4. Với NSƯT: Có ít nhất hai giải vàng quốc gia hoặc một giải vàng quốc gia và hai giải bạc quốc gia.

NSND: Đã được tặng danh hiệu NSƯT và có ít nhất hai giải vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu NSƯT.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top