ClockThứ Hai, 05/02/2024 20:37

Rực rỡ Hội Xuân Giáp Thìn

TTH.VN - Cùng với các chương trình, hoạt động ý nghĩa đã và đang diễn ra trên địa bàn thành phố nhằm tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, TP. Huế tập trung chỉnh trang phố phường đón tết, trong đó điểm nhấn là Hội Xuân năm 2024 trải dài ở khu vực bờ nam sông Hương đến các công viên (CV), điểm xanh trên địa bàn.

Khai mạc Hội xuân Giáp Thìn 2024Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2024Không thiếu tàu, xe phục vụ khách dịp Tết

Du khách nước ngoài hào hứng "check- in" cùng người dân trong khuôn viên Hội Xuân  

Những ngày này, người dân và du khách cũng như những người Huế xa quê trở về quê đón tết nô nức đến Hội Xuân Giáp Thìn để tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm cùng linh vật rồng, ngắm nhìn những bồn hoa, cây cảnh được tạo hình bắt mắt và sinh động.

Chị Minh Trang, người dân xã Phong Bình (Phong Điền), chia sẻ : “Đến thành phố trong những ngày này, chứng kiến được không khí sôi động và rực rỡ, đặc biệt là không gian ở bờ nam sông Hương với điểm nhấn là Hội Xuân và các tuyến đường trung tâm thành phố rực rỡ sắc màu với hàng ngàn chậu hoa, các loại bon sai, cây cảnh, đá nghệ thuật… Ở đây, mình đã lưu lại những bức hình đẹp, chứng kiến không khí tết đang đến gần cũng như hoà mình vào dòng người dạo phố những ngày cuối năm”.

Với chủ đề “Tinh hoa đất trời - Chuyển mình bứt phá”, Hội Xuân Giáp Thìn diễn ra từ từ ngày 3 - 14/2/2024 (nhằm ngày 24 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại khu vực bờ nam sông Hương. Trong khuôn khổ hội xuân, người dân sẽ hòa mình vào một không gian với các loại hoa lá, đá cảnh nghệ thuật, non bộ, thư pháp chạm trên gỗ, cây uốn thế đặc sắc của các nghệ nhân với 8 hội sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố và 65 nghệ nhân đến tham gia trưng bày và dự thi.

Hai linh vật rồng trước Trường THPT chuyên Quốc Học thu hút người dân và du khách đến xem

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh, để chuẩn bị cho Hội Xuân 2024, Công ty CP Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) thiết kế toàn bộ không gian trưng bày một cách quy mô, sáng tạo. Theo đó, có hơn 342.000 cây hoa các loại trên các CV, điểm xanh, 160 giỏ hoa trên các trục đường chính của thành phố và đặc biệt là một “Công viên Hoa” được bố trí, sắp đặt trên một không gian rộng, trải dài theo dòng sông Hương, tập trung ở các điểm, như: không gian CV dọc đường Lê Lợi, cồn Dã viên, CV Thương Bạc…

CV Lý Tự Trọng là trung tâm của không gian Hội Xuân, ngoài việc sắp xếp các thảm hoa nghệ thuật, đoàn tàu hoa, mô hình biểu tượng năm Giáp thìn như hoạt cảnh tái hiện đua thuyền rồng trên sông Hương, mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt tượng trưng cho sự phát triển của đất nước và tỉnh nhà; kết hợp với tạo hình trăm hoa đua nở, dáng hình rồng với ý nghĩa mang lại sự bình an trong dịp đầu năm mới hay hình tượng rồng trước khu vực UBND tỉnh được tạo hình với dáng bay lên trời, thể hiện cho một năm phát triển và bứt phá.

Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày diễn ra hội xuân và các hoạt động vui xuân đón tết trên địa bàn, thành phố chỉ đạo Công an thành phố triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự giao thông tại các địa điểm diễn ra các hoạt động, trong đó các đơn vị phối hợp bố trí các điểm giữ xe, đồng thời triển khai phương án đảm bảo công tác phòng chống dịch trong tình hình mới. Ngoài ra, các đơn vị triển khai phương án đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa điểm trong thời gian diễn ra các hoạt động của Hội Xuân Giáp Thìn; tăng cường hệ thống chiếu sáng đường phố, đèn trang trí đường phố tạo không khí sinh động trong những ngày tết.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top