ClockChủ Nhật, 30/07/2023 06:57

Cuốn sách về A Lưới sớm có “tiếng vọng” từ Mỹ

TTH - Vào lúc bài viết về cuốn “Tiếng vọng Trường Sơn” (NXB Thuận Hóa, 2023) đang lên khuôn khi tôi đưa vào tập sách “Đường đời muôn nẻo” (NXB Hội Nhà văn, 2023), từ TP. Hồ Chí Minh, chị Đạm Thư liên tiếp chuyển ra Huế những phản hồi rất cảm động về tác phẩm mà chị vừa “dốc tài sức” hoàn thành. Có thể nói như thế vì “sức” một bà lão 88 tuổi, “cấp tập” bay ra Huế rồi lên tận A Lưới, thăm lại “người xưa” và cũng để “kiểm tra thực trạng” xem vùng đất từng bị hủy diệt đã hồi sinh ra sao; rồi về lại Huế, cùng con gái chỉnh sửa cuốn sách đưa nhà in chỉ xong trong vòng mươi hôm, quả là hiếm. Còn “tài” đây là “tài chính” - một cán bộ lương hưu không cao, bỏ tiền túi mua vé bay khứ hồi TP. Hồ Chí Minh - Huế, rồi tiền in “sách không bán”; lại “quyết” bỏ thêm tiền in hơn trăm ảnh màu khi thấy bản in ảnh “đen-trắng” không rõ, cũng là điều đáng kính nể.

Triển lãm ảnh tư liệu và giới thiệu sách về Đại tá Hà Văn LâuGiới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ” của vua Minh Mạng

leftcenterrightdel
Vợ chồng bà Sally (Mỹ), người vừa viết thư cho bà Đạm Thư, từng lên A Lưới tham gia dự án trồng cây mây. Ảnh: Lấy từ sách “Tiếng vọng Trường Sơn” - NXB Thuận Hóa, 2023 

Trong các thông tin phản hồi chị Đạm Thư, đặc biệt có các bạn Mỹ từng lên A Lưới mấy lần. Cũng thật là có “duyên” khi chị Đạm Thư nhận được sách, thì vừa lúc nhà báo - nhà văn Lady Borton đang ở TP. Hồ Chí Minh. Xin được “mở ngoặc” đề dẫn vài dòng trong bài của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải (đăng báo “Thanh niên” đầu tháng 3/2023). Nguyễn Thị Ngọc Hải đã viết:

“… Hình như các nhà văn hóa, nghệ sĩ, rất nhiều người đều bảo “có người bạn Mỹ thân là cô Lý - Lady Borton” biết nói tiếng Việt, lặn lội hết thành thị nông thôn Việt Nam, đi cầu khỉ ở Nam bộ… Chị còn là nhà nghiên cứu, giới thiệu văn hóa Việt Nam sang Mỹ, cộng tác rất chặt chẽ với Nhà xuất bản Thế giới và nhiều nhà xuất bản ở Hà Nội… Nhưng thật ra Lady Borton đến Việt Nam lần đầu từ trong chiến tranh, khi còn chia cắt hai miền - biết Việt Nam khi làm ở tổ chức nhân đạo Quaker từ năm 1968 ở Quảng Ngãi… Lady rất thân với nhà báo Đạm Thư vì hai người cùng nhau rong ruổi khắp làng quê Việt cho tới Mỹ, Pháp - không phải rong chơi du lịch, mà chị Đạm Thư là người được Hội Phụ nữ phân công tiếp Lady trong rất nhiều năm…”.

Tôi đã có lần gặp Lady Borton tại nhà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (BS. NKV) tại Hà Nội và được biết bà có nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam. Bà Đạm Thư, cả phu quân là kỹ sư Trần Đăng Nghi, sau Hiệp nghị Genève 1954, từ Pháp, đã hăng hái xin về miền Bắc xây dựng đất nước và người lo thủ tục giấy tờ chính là BS. NKV - khi đó đang phụ trách tổ chức Việt kiều tại Pháp. Cũng vì thế, mỗi khi về Huế hay có sách báo gì, chị Đạm Thư lại gọi tôi. Còn bà Lady Borton và chị Đạm Thư thì thân thiết với nhau đã nhiều năm; cả hai lại cùng cộng tác với BS. NKV - một người về việc dịch thuật, người kia tham gia Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em. Vậy nên bà Lady Borton đã sốt sắng giúp chị Đạm Thư gửi ngay sách về A Lưới cùng chiếc “túi xách duyên dáng” mà chị Đạm Thư vừa mua ở chợ phiên A Lưới sang Mỹ.

Nói hơi dông dài mối quan hệ này một chút cũng như bổ sung mấy dòng thư từ Mỹ vui mừng khi nhận cuốn sách về A Lưới để thấy Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế mở vòng tay thân ái đón mừng…

Dưới đây là bản dịch hai lá thư của 2 người bạn Mỹ từng lên A Lưới trước đây:

“Đạm Thư thân mến,

Tôi vui mừng khi biết rằng sau nhiều thời gian để viết và tìm nhà xuất bản, bạn đã có một cuốn sách đẹp. Và tôi hoàn toàn rất sung sướng khi có một quyển sách này. Cảm ơn bạn, người bạn thân yêu, vì đã vinh danh tôi trong sách.

Thật xúc động khi mở gói hàng Lady gửi và thấy bìa sách đẹp với núi đồi A Lưới và sau đó là chiếc túi thêu duyên dáng. Đó là món quà ngọt ngào để nhớ đến bạn và những người tôi đã gặp trong vài lần đến A Lưới. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy bức ảnh Steve Nichols và tôi tại vườn ươm cây của ông Bôi. Bạn bè và chúng tôi rất vui vì đã có thể hỗ trợ các cuộc hội thảo của ông ấy, hỗ trợ phân bón và hàng rào cây Bồ Kết dọc theo các điểm nóng về chất độc màu da cam, v.v… Susan nói rằng ông ấy còn có nhiều kế hoạch hơn cho A Lưới…

Mong mọi sự tốt đẹp đến với bạn và tất cả mọi người. Trân trọng, Sally”.

Tiếp đây là thư của bà Trude:

“Đạm Thư thân mến, tôi rất vui khi nhận được cuốn sách tiếng Việt về ký ức A Lưới có chữ ký của bạn - cảm ơn bạn rất nhiều. Tôi cũng đã đọc cuốn sách xuất sắc của George Black, The Long Reckoning, cuốn sách quan tâm nhiều đến ý nghĩa của A Lưới và kể câu chuyện của nhiều người bạn của chúng tôi, những người đã làm việc để sửa chữa một số di sản từ cuộc chiến tranh chống Mỹ và Pháp. Tôi tự hỏi liệu George Black có thể có bất kỳ ý tưởng nào về việc xuất bản bản dịch tiếng Anh cho cuốn sách của bạn hiện chỉ có bằng tiếng Pháp không?...

Tôi hy vọng bạn khỏe mạnh nhất có thể, và tôi ước tôi có thể trở lại Việt Nam để gặp bạn. Yêu bạn, Trude”.

Những người bạn của chị Đạm Thư ở Việt Nam như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, đạo diễn Đào Đức Thành ở hãng phim Tài liệu Trung ương đã đến A Lưới năm 2011 quay phim về phụ nữ A Lưới trong phát triển kinh tế - xã hội; nhà phê bình Ngọc Trai… sau khi đọc sách hay chỉ mới đọc bài giới thiệu sách qua báo, đã bày tỏ tình cảm xúc động trước việc làm của tác giả và những đổi thay rất đáng mừng ở A Lưới. Có người hỏi mua sách ở đâu? Rất tiếc, sách không bán, do tác giả tự bỏ tiền in, nên chỉ in số lượng 150 cuốn - trong đó Hội Phụ nữ huyện A Lưới góp tiền in 50 cuốn. Tôi đã gợi ý với một nhân vật từng là lãnh đạo A Lưới nên đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế tài trợ in thêm và in đẹp hơn để cuốn sách được phổ biến rộng rãi hơn. Chẳng biết ý kiến của ông già 85 tuổi này có  được ai lắng nghe không? Thôi thì tùy… duyên!

Khi tôi đang viết những dòng này, chị Đạm Thư lại gọi điện báo tin có thêm người hỏi mua sách - trong đó có người ở Trường đại học Y ở TP. Hồ Chí Minh muốn cho sinh viên đọc để biết thêm về hậu quả chất độc da cam… Nhiều người biết đến cuốn sách sau khi nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải thực hiện cuộc phỏng vấn bà Đạm Thư in trên báo “Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh” với nhan đề “Nữ nhà báo 88 tuổi trở lại A Lưới làm sách”. Sách “Tiếng vọng Trường Sơn” thế là có… duyên tạo được “tiếng vọng” từ nhiều chân trời. Chỉ tiếc, không hiểu “trục trặc” khâu nào mà số sách tác giả đề nghị một cán bộ huyện A Lưới gửi tặng các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế “hình như” còn “lưu lạc” đâu đó…!

Nguyễn Khắc Phê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”

TIN MỚI

Return to top