ClockThứ Năm, 17/03/2011 11:00

Thơ Lê Ngã Lễ

TTH - Lê Ngã Lễ tên thật là Trần Xuân Lễ. Anh sinh năm 1946 tại Huế. Là một nhà giáo nhưng anh dành trọn trái tim mình cho thơ. Từ năm 1998 đến nay, anh đã cho ra đời 9 tập thơ in riêng và rất nhiều tập thơ in chung khác. Giản dị, đằm thắm và mênh mang tình, thơ anh đi vào lòng người đọc bằng chính những tình cảm chân thành nhất. Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những tác phẩm trong tập thơ mới của anh mang tên “Thơ tặng tuổi”.Tâm Vũ (giới thiệu)

Vay

Vay cho em một nụ cười
Đời như bớt chút
phận người mảnh mai
Mật trời chạm phải bờ môi
Quên đi em!
Lỡ mồ côi cuộc tình
 
Vay cho em một dòng sông
một con thuyền chở
mênh mông gió ngàn
Vay cho em cuộc lang thang
tìm về nỗi nhớ
thơ bàng hoàng mơ…
 
Ký họa đời
Phác họa lên giấc mơ
Nỗi suy tư đời thực
Chút đời chưa với kịp
Đã vuột khỏi tầm tay
 
Sống với kiếp tầm gửi
Nét vẽ cũng hoang sơ
Chẳng có trong tiềm thức
Bút tích còn bỏ ngõ
 
Có người thức như ngủ
Hết tuổi đời mới hay
Tỉnh cơn say đã muộn
Hóa ra có ban ngày!...
 
Thơ tặng tuổi
Với tay ngắt một cành mai
Gặp xuân về bên ngõ nhỏ
Lời chim tự tình bày tỏ
chồi non nở biếc mùa vui
 
Ngắt một nhành hương sầu đông
Từ con mương quê đồng nội
Nghe giọng Nam ai vồi vội
ướt cơn xuân sớm ven đường
 
Ngắt một nhành đời mỏng manh
Tạc vào ký ức xanh xuân
Gửi sâu giấc mơ hiện thực
Thức tỉnh một đời loanh quanh
 
Xin góp câu thơ với đời
Dẫu muộn màng nhưng rất thật
Vẽ bức tranh xuân tĩnh vật
Riêng tặng tuổi lúc khóc cười
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách “Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển”, sách dày 440 trang, được NXB Đại học Huế ấn hành.

Phát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn
Có mùa xuân nơi đó

Thời gian bốn mùa trôi nhanh như gió. Mới hôm nào tôi còn ngồi trong căn nhà cũ ăn mứt gừng, uống trà thơm bên nội; mới hôm nào tôi lang bạt chốn thị thành, vẩn vơ nuối tiếc về những ngày sum vầy se nồng không khí tết...

Có mùa xuân nơi đó

TIN MỚI

Return to top