ClockThứ Tư, 16/02/2011 19:03

Thơ Nguyên tiêu

TTH - Mùa xuân, mùa của lộc non, chồi biếc và thi ca. Có lẽ, vì thế, mà rằm tháng giêng được chọn làm Ngày thơ Việt Nam. Trong không khí tươi vui, ấm áp của đất trời, các nhà thơ cũng để lòng mình bồi hồi, vương vấn. Những vần thơ viết riêng cho ngày này thường trong trẻo và tràn ngập những tình cảm tinh khôi.

Thừa Thiên Huế cuối tuần trân trọng gửi đến bạn đọc chùm thơ Nguyên tiêu nhân Ngày thơ Việt Nam.

Tâm Vũ (giới thiệu)
Nguyên Tiêu người về...
Người về vời vợi Nguyên Tiêu
Trăng thương xứ Huế
Người yêu…
Hương dòng
Thả thơ
Sương khói bềnh bồng
Thả tình đây đó tấc lòng… xôn xao
Đợi chi ngõ đã mai đào!
Chờ chi én liệng
Bướm vào mùa bay
Trăng tròn hứng bóng trên tay
Người thương một thuở…
Mai này
Hỏi ai?
 
Đặng Văn Sử
 
Dưới trăng
Trăng Nguyên Tiêu quê tôi
không đâu đẹp bằng
Lơ lửng trên sông Hương núi Ngự
Đò xuôi mái chở trăng về thôn Vỹ
Nhớ Hàn xưa, thơ nhạc giao hòa.
 
Giữa kinh thành thanh khí bao la
Bay muôn nẻo len trong từng hơi thở
Mùa hội ngộ niềm vui rạng rỡ
Ngỡ gặp người muôn thuở dưới trăng.
 
Mênh mang giai điệu mùa xuân
Tiếng nói tiếng cười trên môi đằm thắm
Gió hát trao tình mùa xuân ước vọng
Hương thanh bình tỏa khắp non sông.
 
Một góc trời xứ Huế yêu thương
Tháng giêng tinh khôi lại về trên tóc
“Ngày thơ Việt Nam” ru ai vào mộng
Cảnh với người nguồn cảm hứng không phai…
Ngàn Thương
 
Đêm Huế
Đêm
Chảy dọc dòng Hương
lung linh màu huyền sử
Huế - bài thơ phá cách mang đầy âm điệu Trịnh Công Sơn
Gió
Huyền Trân chở câu hò Kim Long  về đậu trên mái phố
Đêm
Huế tự ru mình bằng vũ khúc sông Hương
Nguyễn Quỳnh Thi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Return to top