ClockThứ Ba, 17/01/2023 19:27

7 nghệ nhân được trao danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

TTH.VN - Chiều ngày 17/1, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3 năm 2023. Dự lễ trao tặng có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Bánh tét, bánh chưng & văn hóa làng nghềTôn vinh văn nghệ sĩ, trao tặng thưởng cho 15 tác phẩm xuất sắcThừa Thiên Huế có thêm 4 Nghệ sĩ Ưu tú17 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú

Các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú vinh dự nhận danh hiệu

Đợt này, tỉnh vinh dự có 1 cá nhân là “Nghệ nhân ưu tú” được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” theo Quyết định số 1020/QĐ-CTN và 6 cá nhân được được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” theo Quyết định số 1021/QĐ-CTN ngày 9/9/2022 của Chủ tịch nước.

Tại buổi lễ, Sở Văn hóa và Thể thao đã công bố quyết định công nhận danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ nhân nhân dân” cho nghệ nhân ưu tú Tôn Nữ Thị Hà với loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ là tri thức dân gian. Phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ nhân ưu tú” cho 6 cá nhân gồm ông Dương Văn Na, ông Trần Mạnh Hùng, ông Hồ Quan, bà Đặng Thị Nữ (loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng) và bà Trương Thị Quỳnh Hoa, bà Nguyễn Thị Kim Hồng (loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian).

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chúc mừng những nghệ nhân đã đạt được danh hiệu cao quý cấp Nhà nước. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ nhân trong lĩnh vực hoạt động của mình. Thừa Thiên Huế tự hào vì có những con người đã luôn biết gìn giữ, lan tỏa các giá trị văn hóa di sản không chỉ cho tỉnh mà còn cho cả nước.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ mong muốn sau danh hiệu này, các nghệ nhân sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công việc và đặc biệt sẽ truyền lại cho thế hệ kế cận những giá trị văn hóa di sản phi vật thể quý giá của dân tộc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho các nghệ nhân trong việc tổ chức các hoạt động trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa cho thế hệ trẻ, góp phần phổ biến, gìn giữ các nét đẹp văn hóa dân tộc, đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa Huế.

Tin, ảnh: N. MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top