ClockThứ Bảy, 05/08/2023 11:05

Chấn chỉnh hoạt động làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

TTH.VN - Sau sự kiện biểu diễn hầu đồng diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có văn bản đề nghị chấn chỉnh.

Độc đáo tín ngưỡng thờ Mẫu ở HuếHội họa với nghệ thuật diễn xướng cung đìnhLễ hội điện Huệ Nam diễn ra ngày 21 và 22/4

leftcenterrightdel
Biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục tối 2/8 tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế. Ảnh: NVL

Sự kiện biểu biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tối 2/8. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế Kết nối Việt Nam lần thứ 14 với chủ đề “Sống cùng di sản, tái tạo/tạo di sản: Việt Nam và thế giới” kéo dài từ ngày 1 đến ngày 6/8 do Tổ chức Engaging With Vietnam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) cùng một số đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.

Sau đêm biểu diễn đó, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin từ phóng viên báo chí và nghệ nhân, cộng đồng chủ thể di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Theo phản ánh, hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, do một số nghệ nhân, thanh đồng miền Bắc thực hiện.

Do đó, Cục Di sản văn hóa đã ban hành công văn gửi Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh để yêu cầu làm rõ sự việc và có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Theo những quy định của Luật Di sản văn hóa cũng như Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đây là hoạt động làm sai lệch di sản khi đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyến thống của di sản. Ngoài ra, vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ “tính thiêng”, “tập tục”, “kiêng kỵ” của di sản và nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở hiểu biết đầy đủ của cộng đồng chủ thể thực hành di sản.

Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp, làm rõ sự việc, có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tuân thủ luật Di sản văn hóa và Công ước 2023, tránh gây những bức xúc trong cộng đồng chủ thể di sản cũng như nghệ nhân nắm giữ di sản. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 2973/BVHTTDL-DSVH ngày 21/7/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Được biết, ngày 1/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công văn số 7918/UBND-VH gửi Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, TP. Huế.

Công văn nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các Danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia).

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Có biện pháp nhắc nhở và chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản...

Đặc biệt tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, những hành vi làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

N. M
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết

Chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, Bộ vừa có văn bản đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.

Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi trong dịp Tết
Chấn chỉnh hoạt động dịch vụ tại di tích

Sau “lùm xùm” việc đoàn du khách vào dâng hương trong Thế Miếu, Đại Nội Huế vừa qua (8/12), đại diện đoàn khách sau đó đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và xin lỗi vì những rắc rối mà đoàn gây ra; đồng thời, gỡ các video gây xôn xao dư luận. Về phía Trung tâm BTDTCĐ Huế cũng xem đây là bài học để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ của mình.

Chấn chỉnh hoạt động dịch vụ tại di tích
Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt ở Thừa Thiên Huế nói riêng đã chọn những dải đồng bằng ven sông để sinh tụ.

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế
Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại chợ A Lưới

Một số kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ 91 A Lưới (nay gọi là chợ A Lưới) là có cơ sở. UBND huyện A Lưới đã chỉ đạo các phòng, ban tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định cũng như quyền lợi của người dân.

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại chợ A Lưới

TIN MỚI

Return to top