ClockThứ Tư, 08/06/2022 09:30

Chân dung một bậc thầy đáng kính

TTH - GS. NGND. Đinh Xuân Lâm thuộc thế hệ những nhà sử học tiên phong của nước Việt Nam độc lập, là một trong những cây đại thụ của nền sử học Việt Nam hiện đại. Chân dung một nhà khoa học, một bậc thầy đáng kính được khắc họa đậm nét, chân thực, sống động trong cuốn sách GS. NGND. Đinh Xuân Lâm: Trọn đời vì sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà.

Phát triển kinh tế, hiện thực “giấc mơ Huế”Giáo sư Tôn Thất Tùng trong ký ức tôi

Cuốn sách về GS. NGND. Đinh Xuân Lâm

Nội dung cuốn sách là kết quả được tuyển chọn từ hàng chục bài viết tâm huyết và tình cảm sâu nặng của các nhà nghiên cứu đối với GS. gửi về tham gia tọa đàm “Giáo sư Đinh Xuân Lâm: Cuộc đời và sự nghiệp” do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông.

Hơn 60 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học, GS. Đinh Xuân Lâm đã để lại một di sản đồ sộ hơn 560 công trình nghiên cúu khoa học đã được công bố dưới dạng sách giáo khoa, sách chuyên khảo, tham khảo, chuyên luận, bài báo khoa học, giới thiệu tư liệu và phê bình sách…, nhưng tập trung chủ yêu nhất (dành hầu hết sự nghiệp nghiên cứu của mình) cho lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, đặc biệt là lịch sử Việt Nam cận đại (từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 đến thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945).

Giáo sư là một nhà khoa học cẩn trọng trong sử dụng tư liệu, khi nhận định, đánh giá, chịu khó lắng nghe, tiếp thu những ý kiến trái chiều với quan điểm và bản lĩnh của một nhà sử học chân chính. Bởi vậy, “từ lâu, ông đã được biết đến là chuyên gia đầu ngành về thời kỳ lịch sử phong phú mà cũng đầy biến động và phức tạp này. Những quan điểm lớn của GS. Đinh Xuân Lâm về lịch sử Việt Nam cận đại, từ cách phân kỳ cho đến các nội dung chủ yếu, các nhân vật, các sự kiện tiêu biểu… đã chi phối nhận thức của giới sử học Việt Nam trong một thời gian dài và đến nay vẫn còn ảnh hưởng, dù thời thế, học thuật có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong những năm gần đây”. Đó là khẳng định xác đúng về vị trí, tầm vóc và những đóng góp có ý nghĩa lớn của GS đối với nền sử học nước nhà.

Cùng với “Những đóng góp to lớn về mặt khoa học, GS. Đinh Xuân Lâm đồng thời là một nhà giáo tâm huyết, đức độ. Trong suốt sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của mình, GS. đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và góp phần đào tạo hàng ngàn sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của cả Việt Nam và nước ngoài. Bạn bè đồng nghiệp, cũng như các thế hệ học trò luôn nhớ mãi ánh mắt tinh anh, nụ cười vô tư và đôn hậu, giọng nói thong thả mà ấm nồng của thầy.

Với Huế, GS. Đinh Xuân Lâm gắn bó từ năm 1941, lúc ông là học sinh Trường Quốc Học Huế, cho đến năm 1945 thi đỗ bằng tú tài toàn phần, là thế hệ học sinh xuất sắc cuối cùng được đào tạo tại đây thời Nam triều thuộc Pháp. Hơn 30 năm sau (năm 1976, Trường ĐH Tổng hợp Huế được thành lập), GS mới trở lại Huế với tư cách thầy giáo giảng dạy theo chuyên đề từ Hà Nội vào cho sinh viên Khoa Sử của trường, hướng dẫn nghiên cứu sinh, góp phần đào tạo nên các thế hệ học sinh chuyên ngành sử (nhiều người trong số họ đã trở thành các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, thầy giáo, cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung).

Ký ức về Huế và những nhân vật, sự kiện có liên quan đến Huế của GS in trên Tạp chí Huế Xưa và Nay, được Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Huế trong tôi” (gồm 26 bài), là sự tri ân tình cảm, tấm lòng, và đóng góp của GS dành cho Huế, cũng là kỷ niệm cuối cùng về mảnh đất và con người xứ Huế mà ông mang theo về cõi vĩnh hằng.

Cuốn sách GS. NGND. Đinh Xuân Lâm trọn đời vì sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà, đã góp phần làm sáng rõ những đóng góp to lớn của GS đối với nền sử học nước nhà. Đồng thời, thể hiện tình cảm, sự mến yêu, trân trọng của bạn bè, đồng nghiệp, học trò, gia đình đối với một trong những nhà sử học hàng đầu của đất nước.

Bài, ảnh: Lê Viết Xuân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chân dung nhà vô địch đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Với màn thể hiện xuất sắc trong trận chung kết năm của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, em Võ Quang Phú Đức, học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã mang vòng nguyệt quế trở về quê hương, trở thành cái tên thứ ba của trường trở thành nhà vô địch sau Hồ Ngọc Hân (năm 2009) và Hồ Đắc Thanh Chương (năm 2016). Báo Thừa Thiên Huế Online có cuộc trao đổi với Phú Đức về cảm xúc của em và những diễn biến trong trận chung kết.

Chân dung nhà vô địch đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24
Thầy tôi

Chỉ cần nhắc đến tên thầy thì bất kể ai đã được học với thầy, dù chỉ một giờ trên lớp hay được nói chuyện cùng thầy, đều công nhận đây là một người thầy mẫu mực và đáng kính.

Thầy tôi
Khắc họa chân dung văn nghệ sĩ bằng thơ

Mỗi chân dung văn nghệ sĩ là một câu chuyện được khắc họa ngắn gọn bằng một bài thơ. Ở đó độc giả sẽ thấy rõ sự tinh tế nhưng cũng đầy rung động, cảm xúc của chính tác giả, nhà thơ khi “vẽ” chân dung những bậc tiền bối văn nghệ sĩ.

Khắc họa chân dung văn nghệ sĩ bằng thơ

TIN MỚI

Return to top