ClockChủ Nhật, 22/04/2018 14:15

Cổ vật: Tìm đã khó, bảo quản còn khó hơn

TTH - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hiện lưu giữ 11.234 hiện vật; trong đó, có 8.508 hiện vật/bộ hiện vật được trưng bày, lưu giữ ở bảo tàng và 2.726 hiện vật/bộ hiện vật trưng bày tại các điểm di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý.

Cổ vật Huế của một người xa xứTrao tặng 47 hiện vật cho Bảo tàng Lịch sử“Duyên” cổ vậtMiễn vé tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình HuếLần đầu tiên "Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn" ra mắt công chúng Cố đô Huế

Những bộ sưu tập hiện vật khá đồ sộ và giá trị đó đã tạo cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sự hấp dẫn đặc biệt. Và trên thực tế, từ nhiều năm nay, Bảo tàng đã dành một phần kinh phí quan trọng trong hoạt động chuyên môn để sưu tầm, thu mua nguồn cổ vật triều Nguyễn từ cộng đồng xã hội để bổ sung vào bộ sưu tập hiện vật, cũng như tăng cường kết nối, khuyến khích việc hiến tặng, chuyển nhượng từ các cá nhân, tổ chức.

Cành vàng lá ngọc trưng bày trong Bảo tàng CVCĐ Huế

Nhiều rào cản

Theo TS. Huỳnh Thị Vân Anh, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nguồn hiện vật bảo tàng tiếp nhận gồm nhiều chủng loại, chất liệu, chủ yếu do người dân phát hiện, giao nộp (súng lệnh, súng thần công bằng đồng...); các tổ chức và các nhà sưu tập tư nhân hiến tặng (sắc phong, cặp ngà voi, bộ tượng thờ, đỉnh đồng...); mua lại từ người dân và các nhà sưu tập hay được phát hiện trong quá trình khai quật khảo cổ học ở các điểm di tích (súng thần công, đạn súng thần công, chén, bát, bình vôi…).

Một khó khăn của bảo tàng là còn nhiều rào cản trong việc mua cổ vật ở nước ngoài, mà việc thất bại trong việc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi trên sàn đấu giá Paris năm 2010 là một minh chứng. Bức tranh được định giá không cao, cuối cùng cũng được bán khá thấp (8.800 EURO) nhưng Việt Nam đã để tuột tác phẩm được xem là vừa đáng trân trọng về mặt lịch sử chính trị, lại vừa rất quý về mặt nghệ thuật của Việt Nam.

Việc mua cổ vật thông qua đấu giá ở nước ngoài thường có một quy trình riêng. Thế nên, dù đã nắm chắc thông tin trước khi diễn ra phiên đấu giá nhưng chưa chắc đã mua được, bởi giá công bố trên các trang thông tin chỉ là giá khởi điểm, còn giá cuối cùng thì lại phụ thuộc vào diễn biến ngay tại buổi đấu giá. Trong khi đó, kinh phí để các bảo tàng công lập (như Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) để tham gia mua bán, trao đổi, đấu giá là vô cùng hạn hẹp, lại phải cần có nhiều thủ tục theo quy trình kế hoạch, đánh giá, lựa chọn, dự toán, phê duyệt kinh phí… qua nhiều cấp. Rõ ràng, ở đây cần có những giải pháp phù hợp để không vi phạm những quy định tài chính lại có thể có được sự linh động trong việc trực tiếp tham gia hoạt động đấu giá ở nước ngoài.

Đồ ngự dụng

Cần có chính sách khuyến khích

Từ thực tế ở đơn vị, TS. Huỳnh Thị Vân Anh cho biết, có thể trao quyền cho Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia và sử dụng nguồn quỹ Bảo tồn Di sản văn hóa (cần được kêu gọi đóng góp, xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) để xem xét, lựa chọn và mua cổ vật từ nước ngoài, trong đó có việc mua từ các cuộc đấu giá. Mặt khác, để kịp thời nắm bắt thông tin và tận dụng kinh nghiệm của các chuyên gia là kiều bào ở nước ngoài, nên mời một số chuyên gia trong lĩnh vực đồ cổ tham gia vào các hoạt động với tư cách là cố vấn. 

Tham quan cổ vật

Nguồn cổ vật triều Nguyễn vô cùng quý giá và vì nhiều lý do đang nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới. Đã đến lúc, cần có chính sách thích hợp và cụ thể để khuyến khích việc hồi hương cổ vật. Đó là, tạo điều kiện về thủ tục thuế, hải quan cho việc đưa các tài sản văn hóa, lịch sử, mỹ thuật (có giá trị và chứng minh được nguồn gốc) về Việt Nam; kêu gọi và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đang sở hữu những cổ vật Việt Nam có giá trị hiện ở nước ngoài có thể trao đổi, hiến tặng hoặc đưa về trưng bày, giới thiệu. Đặc biệt, có chính sách ghi nhận xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ trong quá trình hồi hương hoặc đóng góp đáng kể vào các hoạt động của bảo tàng, như miễn giảm thuế, tặng thẻ hội viện danh dự của Hội Di sản, được gắn biển đề tên…

Cùng với đẩy mạnh các hoạt động sưu tập là việc giữ gìn và bảo quản các hiện vật. Hiện nay ở các di tích tại Huế, tình trạng trộm cắp cổ vật đang diễn ra hết sức phức tạp, cần thiết phải kế hoạch đưa về lưu giữ tại kho cổ vật của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Và, để  đảm bảo an ninh, an toàn cho hiện vật trong bối cảnh kho cổ vật đã có tuổi thọ gần 100 năm, đặt ra vấn đề cần được nâng cấp, cải tạo và mở rộng. Sưu tầm và tìm kiếm phải gắn kết chặt chẽ với công tác bảo quản và gìn giữ là cách tốt nhất để phát huy giá trị của các hiện vật trưng bày của một bảo tàng, đặc biệt đối với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, nơi đang lưu giữ rất nhiều cổ vật giá trị, trong đó có cả những bảo vật quốc gia.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Lắng nghe để gỡ khó

Thường xuyên gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo huyện với ngư dân trên địa bàn là giải pháp quan trọng để Quảng Điền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhằm hướng đến mục tiêu: Phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá.

Lắng nghe để gỡ khó
Return to top