ClockThứ Sáu, 26/05/2017 08:15

“Duyên” cổ vật

TTH - Có lần, người bạn thân hỏi nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: “Nếu sau này anh qua đời thì những cổ vật anh sưu tập được để lại cho ai?”. Chẳng cần suy nghĩ lâu, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan nhẹ nhàng “Tùy duyên”…

Rồi ông “cỡi hạc quy tiên” để lại một kho tàng cổ vật lành, vỡ, nhiều niên đại thuộc nhiều nền văn hóa, nhiều chất liệu, dưới sông, trên bờ… chưa kịp sắp xếp, chưa kịp thống kê. Bạn bè thân tín, người yêu cổ vật tiếc thương ông. Sau cơn ngẩn ngơ, họ như sực tỉnh và bắt đầu lo lắng cho chữ “duyên” của hàng ngàn cổ vật đã được người thầy giáo già sưu tập không chỉ bằng niềm đam mê mà bằng  cả sự sống của chính mình.

Trong giới chơi cổ vật, người ta cũng truyền cho nhau những câu chuyện kể xoay quanh vào chữ “duyên” như vậy. Cổ vật như cũng có linh hồn, hợp duyên người nào thì “ở” với người ấy. Tôi không là người chơi cổ vật, không biết vào chữ “duyên” kia nhưng nghĩ trên đời, nói như nhà Phật, tất cả đều có duyên với nhau, duyên gặp gỡ, duyên phân ly…

Mà cuộc phân ly nào chẳng buồn thương!

Thắp nén nhang trước di ảnh người có công đầu tiên giới thiệu, cổ xúy việc sưu tầm, nghiên cứu cổ vật ở miền Nam trước đây - cụ Vương Hồng Sển - trong ngôi nhà của cụ ở đường Nguyễn Thiện Thuật - P. 14 - Q. Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh mà lòng dậy lên nỗi ngậm ngùi. Ngày xưa cụ đặt tên cho ngôi nhà của mình là “Vân Đường” - nhà mây - nghĩa là không có chút bụi trần nào ở đây. Những người lui tới đây với cụ sẽ như là những “tiên ông”, chỉ cùng nhau bàn về một thú chơi duy nhất: cổ vật.

Ngày 9/12/1996, cụ ra đi, di chúc cuối đời là hiến tặng ngôi nhà và toàn bộ 849 cổ vật mà cụ sưu tầm hơn 70 năm trong cuộc đời mình cho TP. Hồ Chí Minh để thành lập Bảo tàng Vương Hồng Sển. Thành phố sẽ chăm lo cho các cháu nội của cụ đến năm 18 tuổi và bố trí chỗ ở cho các cháu. Hơn 20 năm đã trôi qua, chuyện bố trí nhà ở cho các cháu nội của cụ vẫn chưa được giải quyết, nhà cổ xuống cấp từng ngày. Những cổ vật gắn bó một đời với cụ nay phải “ở tạm” Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh. Vân Đường một thời như nơi tiêu dao, nhà rường, cột lớn, chạm trổ công phu, mái ngói xanh men cổ kính nay là quán Ốc Béo nhộn nhạo trần gian.

Con người đam mê là không vụ lợi, toan tính. Người sưu tập cổ vật vì đam mê khác hẳn với người buôn bán cổ vật. Chuyện buồn vui trong giới chơi cổ vật là hàng ngàn câu chuyện kể. “Riêng về niềm đam mê cổ vật quả thực tôi chưa hề gặp ai chung thủy như Vương Hồng Sển. Ông quý từ cuốn sách Hán - Nôm rách nát cho đến từng mảnh sành sứ khi vào tay ông” - nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhớ về thầy của mình như vậy. Từ năm 1972, chuyên gia James D. Holland đã định giá bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển là 1 triệu đô la Mỹ. Thế mà cuối đời, ông dành tặng cho tất cả mọi người, nhẹ nhàng như không. Phải chăng ông đã hiểu chữ “duyên”, đã hiểu rằng của nhân gian, bằng cách này hay cách khác, đều phải ở giữa nhân gian.

Nhưng đôi khi ý đã có, lòng đã định mà “duyên” chưa thành.

Huế cũng là mảnh đất của những nhà sưu tập. Nhiều ngôi nhà Huế xưa là một bảo tàng nhỏ rất đặc biệt và độc đáo. Đó là tâm huyết, niềm đam mê trân quý được truyền thừa qua nhiều đời. Nhưng chữ “duyên” cổ vật cũng chẳng biết về đâu. Mới hay, truyền thừa là quý nhưng truyền nhân còn quý hơn nhiều!

XUÂN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”
Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế

Ngày 22/6 này, hơn 150 hiện vật thuộc các bộ sưu tập của 29 nhà sưu tầm cổ vật Bắc – Trung – Nam sẽ tụ hội về Triển lãm “Cổ vật hội tụ” diễn ra tại điện Kiến Trung (Đại Nội Huế).

Chờ cổ vật “tụ hội” ở Huế
Trộm cổ vật, hai đối tượng lĩnh án

Ngày 7/12, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Lê Văn Hòa (SN 1990), Nguyễn Quang Trung (SN 1991, cùng trú tại phường Phú Hậu, TP. Huế) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Trộm cổ vật, hai đối tượng lĩnh án
Khai mạc trưng bày “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”

Đánh dấu hành trình 100 năm thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (24/8/1923 - 24/8/2023), chiều 24/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế phối hợp cùng Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức triển lãm, trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế các báu vật của hoàng đế Khải Định - người có công “khai sinh” ra bảo tàng. ; tham dự có Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.

Khai mạc trưng bày “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”
Trao tặng cổ vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, sáng 24/8, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tiếp nhận cổ vật do ông Đặng Văn Luyện - đại diện cho gia đình hậu duệ của vua Hàm Nghi trao tặng.

Trao tặng cổ vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
Return to top