ClockThứ Tư, 03/01/2024 11:32

Công nghiệp văn hóa vững mạnh góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực

Giáo sư Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã chia sẻ về những giá trị truyền thống, cốt lõi của văn hóa Việt Nam, khẳng định nền công nghiệp văn hóa vững mạnh góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực.

Phát huy giá trị văn hoá nón lá HuếBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõiTập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóaNhững giải pháp để xây dựng nền công nghiệp văn hoá Việt Nam hội nhập và phát triểnCông nghiệp văn hóa với kinh đô áo dài Huế

Giáo sư Furuta Motoo. Ảnh: vnu.edu.vn 

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo về văn hóa, con người Việt Nam, ông Furuta cho biết ngay trong lần đầu tiên đến Hà Nội vào tháng 12/1974, ông đã rất ấn tượng về văn hóa và con người Việt Nam. Theo ông, nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam là những yếu tố tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng lại tồn tại cùng nhau. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện qua việc liên tục chống ngoại xâm là một nét đặc trưng được mọi người trên thế giới ghi nhận. Con người Việt Nam cũng có tinh thần cởi mở, tích cực tiếp thu những yếu tố tốt đẹp trong văn hóa của các nước trên thế giới. Điều này được thể hiện ở việc Việt Nam ngày nay đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đồng thời phát huy bản sắc dân tộc của mình.

Chia sẻ quan điểm về phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước” với trọng tâm là “xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh”, Giáo sư Furuta nhận định việc Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2045, coi trọng yếu tố văn hóa là điều đương nhiên. 

Theo ông, một nước dù có nền văn hóa giàu bản sắc nhưng nếu với nền kinh tế kém phát triển thì cũng khó có thể duy trì được nền văn hóa đó. Ngược lại, là nước phát triển, giàu có về mặt kinh tế nhưng nếu con người không cảm thấy thỏa mãn hơn về mặt tinh thần thì xã hội sẽ trở nên bất ổn. Từ góc độ này, Giáo sư Furuta cho rằng quan điểm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra là phù hợp với giai đoạn phát triển Việt Nam hiện nay.

Nhiệm vụ mới được nêu trong Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế; phát triển các ngành công nghiệp văn hoá và hoàn thiện thị trường văn hoá với định hướng phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Từ góc độ quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản hiện nay, Giáo sư Furuta đánh giá các tác động của định hướng và nhiệm vụ mới trong việc phát triển quan hệ Việt-Nhật, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác văn hóa. Ông tin rằng việc xây dựng mối quan hệ “đối tác bình đẳng” trong mối quan hệ tương lai giữa Nhật Bản và Việt Nam là rất quan trọng.

Theo ông Furuta, "quyền lực mềm" sẽ đóng vai trò tích cực trong việc hình thành “quan hệ đối tác bình đẳng” giữa các nước trong khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Ông cho biết hiện nay, người dân sống tại các thành phố lớn trong khu vực, đặc biệt là giới trẻ, đều có chung sở thích về các lĩnh vực văn hóa đại chúng như manga, anime, thời trang, nhạc pop... Một số người gọi nền văn hóa đại chúng phổ biến này là "văn hóa châu Á". Giờ đây, bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng xuất khẩu văn hóa và dòng chảy văn hóa ở đây không còn là quá trình một chiều nữa. Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu nhiều nền văn hóa sang lĩnh vực văn hóa chung của khu vực Đông Á chung này. 

Ông hy vọng Việt Nam sẽ phát triển nền công nghiệp văn hóa vững mạnh. Điều này góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và hình thành quan hệ đối tác bình đẳng với Nhật Bản.

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa

Nguồn tài nguyên văn hóa phong phú của Huế chính là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch Cố đô trở thành tiềm năng lớn của nền công nghiệp văn hóa. Trong mối liên kết để phát triển, Huế đang có kế hoạch triển khai nhiều giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch thông qua liên kết công nghiệp văn hóa
Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Sáng ngày 20/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức Hội nghị đánh giá 5 năm triển khai, thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

TIN MỚI

Return to top