ClockThứ Sáu, 09/02/2024 12:42

Điện Thái Hòa mở cửa đón khách dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn

TTH.VN - Cùng với điện Kiến Trung, điện Thái Hòa - ngôi điện có kiến trúc gỗ lớn nhất, đẹp nhất của Hoàng cung Huế cũng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa đón khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Điện Thái Hòa mở cửa đón khách dịp Tết Giáp Thìn 2024. Ảnh Nguyễn Phong

Với lịch sử hình thành hơn 200 năm, điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong khu vực Hoàng thành Huế. Đây cũng là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn, từ Gia Long tới Bảo Đại.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Ngôi điện này được sử dụng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, như lễ Đăng quang (lên ngôi), lễ Vạn thọ (sinh nhật vua), lễ Tứ tuần hoặc Ngũ tuần đại khánh tiết (mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm (Quốc khánh), đồng thời là nơi tiếp đón sứ thần của các nước và thực hiện các nghi thức ngoại giao.

 Sau 3 năm trùng tu, hiện các hạng mục đã hoàn thành hơn 70%. Ảnh: Nguyễn Phong

Trải qua nhiều biến cố và ảnh hưởng của thời tiết, điện Thái Hòa đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2021, Chính phủ đã cấp kinh phí 128 tỷ đồng để trùng tu khẩn cấp cho công trình này. Dự án có tổng diện tích 7.100m2, trong đó khuôn viên điện Thái Hòa 4.851m2, điện Thái Hoà 1.440m2, sân Đại Triều Nghi 1.640m2. Sau 3 năm trùng tu, hiện các hạng mục đã hoàn thành hơn 70%, các cấu kiện mái và trang trí hoa văn cũng được hoàn tất cơ bản.

 Các cấu kiện mái và trang trí hoa văn cũng được hoàn tất

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay. Đây không chỉ là công trình kiến trúc mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ, theo hình thức trang trí nhất thi, nhất họa độc đáo đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 Chiếc ngai vàng được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 được đặt trong ngôi điện

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở cửa cho du khách vào bên trong điện Thái Hòa và việc trùng tu sẽ tiếp tục sau Tết Nguyên tiêu để hoàn thiện vào năm 2025.

Để phục vụ du khách, Trung tâm đặt một chiếc ngai vàng được phục dựng theo tỉ lệ 1:1 trong ngôi điện, du khách có thể chụp hình và lưu giữ những kỷ niệm khi đến tham quan tìm hiểu và chiêm ngưỡng về kiến trúc gỗ đặc trưng của cung điện này. Ngoài ra, tại đây Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng phối hợp với Nghệ nhân Nhân dân Trần Độ ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) tổ chức trưng bày bộ sưu tập về rồng dựa trên bản gốc thời Nguyễn do nghệ nhân phóng tác.

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

TIN MỚI

Return to top