ClockThứ Tư, 18/05/2022 16:59

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu vùng cao Nam Đông

TTH.VN - Lễ hội Mừng lúa mới là một nghi lễ rất quan trọng trong đời sống của người dân đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông. Lễ hội thể hiện sự tôn kính đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

A Lưới, mùa lúa mớiVua Minh Mạng làm thơ thăm lúa trên sông Lợi NôngNgười Katu ăn mừng lúa mới

Người đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông tái hiện lại nghi lễ Mừng lúa mới

Từ sáng 18/5, rất đông du khách, người dân gần xa đã tụ hội về Nhà Gươl trung tâm huyện Nam Đông để được sống trong không khí lễ hội tái hiện lại lễ hội Mừng lúa mới. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.

Để chuẩn bị cho lễ hội, các chàng trai, cô gái cộng đồng đồng bào Cơ Tu đã chuẩn bị từ khá sớm. Người rang lúa, người giã gạo, người cắt lá dong, người lấy nước, nướng gà, nướng cá… dâng lên và tạ ơn thần linh. Cứ thế không khí ngày hội đã được đến cho người xem rất nhiều cảm xúc, được sống trong không gian lễ hội độc đáo, thú vị.

Nói về lễ hội này, các già làng lớn tuổi kể rằng, từ xa xưa đến nay cây lúa luôn gắn kết với đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây, luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy. Do điều kiện canh tác khó khăn, nên họ luôn mong ước về sự no đủ, lễ hội Mừng lúa mới ra đời từ đó.

Người đồng bào Cơ Tu sau khi thực hiện các nghi lễ tâm linh, đã cùng nhau nhảy các điệu nhảy truyền thống dưới tiếng bập bùng của cồng chiêng và mời du khách gần xa thưởng thức những món ngon của đồng bào mình.

Nhiều du khách tỏ ra hào hứng khi được chứng kiến một lễ hội đậm đà bản sắc của người Cơ Tu. Mọi người còn ấn tượng hơn, khi nghi lễ đâm trâu trong lễ hội Mừng lúa mới được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp thay vì trâu thật như trước.

Trong tiếng Cơ Tu, lễ hội Mừng lúa mới có tên là “Cha Ha Ro Tơ Me”. Đây là là một trong những lễ hội truyền thống, là nét sinh hoạt văn hóa của mọi người trong làng giao lưu, gặp gỡ với nhau, không khí trong làng vì thế luôn rộn ràng náo nức. Lễ hội thể hiện sự tôn kính đối với các thần linh đã che chở mang lại cuộc sống ổn định, bản làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Ông Dương Thanh Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu, huyện Nam Đông được phục dựng lại là cách mà địa phương bản tồn, phát huy giá trị văn hoá.

Từ đó, sẽ có những đánh giá giá trị nghệ thuật nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Thông qua lễ hội này, kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc, qua đó giới thiệu đến với du khách những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện.

Những hình ảnh tái hiện nghi lễ Mừng lúa mới được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Từ sáng sớm, chị em người đồng bào Cơ Tu đã có mặt để chuẩn bị các lễ vật cho lễ hội

Những người bà, người mẹ Cơ Tu cùng nhau giã bắp, để chế biến các mon ngon dâng lên thần linh trong nghi lễ

Những chàng trai mang theo giáo, những cô gái mang theo gùi trong nghi lễ

Các vật dụng truyền thống trong đời sống của đồng bào Cơ Tu được bà con đưa ra trình diễn trong ngày hội

Nghi lễ đâm trâu được thực hiện bằng cách sử dụng con trâu tượng trưng được làm bằng xốp thay vì trâu thật như trước

Già làng dâng lên thần linh những món ngon truyền thống của đồng bào mình

Rất đông người dân, du khách cùng đến tham gia ngày hội

Sau phần nghi lễ, đồng bào Cơ Tu dọn các vật phẩm mời bà con, du khách cùng thưởng thức

Clip bà con đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông bên nhau trong điệu nhảy truyền thống mừng lễ hội Mừng lúa mới

Nhật Minh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Bàn giao 5 căn nhà cho hộ dân khó khăn ở Nam Đông

Chiều 29/11, Thừa ủy quyền của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân, Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 5 ngôi “Nhà đồng đội”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Nam Đông.

Bàn giao 5 căn nhà cho hộ dân khó khăn ở Nam Đông
Return to top