ClockThứ Tư, 05/04/2023 06:18

Festival Nghề truyền thống Huế: Hướng đến những hoạt động thường xuyên

TTH - Trải qua 8 kỳ tổ chức, Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế đã trở thành thương hiệu với nhiều chương trình, hoạt động ngày càng quy mô và chuyên nghiệp. Song, duy trì các hoạt động sau festival là điều mà các doanh nghiệp (DN) và cơ sở trên địa bàn kỳ vọng, nhằm đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với du khách.

Đảm bảo trật tự trước Festival Nghề truyền thống 2023Khai mạc giải đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ II -2023 Nhãn hàng Huda tài trợ 3 tỷ đồng cho Festival Nghề truyền thống Huế 2023

leftcenterrightdel
 Du khách mua sắm hàng lưu niệm

Hồi sinh

Với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt”, Festival NTT Huế thể hiện mục tiêu bảo tồn, phát triển và quảng bá nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố nói riêng cũng như các làng nghề trong và ngoài tỉnh. Sự tham gia tích cực, hưởng ứng nhiệt tình của các DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm - quà tặng, đặc sản Huế ngày càng nhiều góp phần đưa du khách đến với các làng nghề trong khuôn khổ festival cũng như các tour du lịch sau khi lễ hội kết thúc. Đây chính là tiền đề nhằm góp phần khôi phục và bảo tồn NTT, tạo việc làm và lưu giữ nét văn hóa truyền thống ở các địa phương.

Theo Giám đốc HTX Mây tre đan Bao La, ông Võ Văn Dinh, Festival NTT Huế khơi dậy tiềm lực, sự đam mê sáng tạo và thiết kế mẫu của các nghệ nhân và đội ngũ thợ thủ công, qua đó góp phần bảo tồn và khôi phục nghề và làng nghề truyền thống.

Thông qua các kỳ festival, ngoài doanh số bán hàng liên tục tăng, các nghệ nhân có dịp gặp gỡ, giao lưu và so sánh sản phẩm do mình làm ra với các sản phẩm của các làng nghề trong nước. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm để thay đổi và cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, Phó Trưởng ban Tổ chức Festival NTT Huế 2023, ông Trương Đình Hạnh cho rằng, so với những kỳ Festival NTT Huế đầu tiên được tổ chức thì đến nay, các DN và cơ sở có thay đổi rất lớn trong việc thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều làng nghề từ chỗ chỉ sản xuất hàng tiêu dùng, trang trí nội - ngoại thất thì giờ đã phát triển thành các tour du lịch làng nghề ấn tượng, thu hút khách, như: làng hương Thủy Xuân, hoa giấy Thanh Tiên, làng nón Phú Cam, bánh tét Phú Dương, bèo nậm lọc Đức Bưu…

leftcenterrightdel
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm áo dài tại các kỳ Festival Nghề truyền thống Huế 

Cần sàn diễn

Bên cạnh việc khôi phục, phát triển nghề và làng nghề truyền thống cũng như quảng bá các thương hiệu, sản phẩm trên địa bàn, Festival NTT vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa duy trì thường xuyên các hoạt động trưng bày, giới thiệu và thao diễn nghề phục vụ du khách; nguồn lực đầu tư để khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống chưa được chú trọng nên một số ngành nghề còn “đơn thương độc mã”, sản xuất theo quy mô hộ gia đình, năng suất thấp. Việc thay đổi mẫu mã còn hạn chế. Nhiều sản phẩm cồng kềnh khó vận chuyển. Một số sản phẩm làm thủ công nên giá thành cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Thị trường tiêu thụ bó hẹp nên các cơ sở làng nghề chưa chú trọng đầu tư máy móc hiện đại phục vụ sản xuất.

Theo nhà thiết kế áo dài Đoan Trang, với mong muốn đưa áo dài lên sàn diễn để giới thiệu với người dân và du khách nên lâu nay, DN thường xuyên thiết kế nhiều bộ sưu tập áo dài đặc sắc để trình diễn ở các sân khấu trong và ngoài nước. Song ở Huế, ngoài các sân khấu ở lễ hội lớn, DN lại không có “sân” để quảng bá tà áo dài truyền thống với du khách.

Ngoài trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc đồng ở phường Phường Đúc thì đến nay, trên địa bàn TP. Huế vẫn chưa có các trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề. Do vậy, nhiều cơ sở phải “ký gửi” sản phẩm ở các khách sạn, nhà hàng với mức phí khá cao, sản phẩm làng nghề cũng khó tiếp cận với du khách.

Duy trì các hoạt động

Để sản phẩm làng nghề đến gần hơn với du khách và các DN kích cầu tiêu thụ sản phẩm, hiện UBND TP. Huế đã cơ bản hoàn tất công tác cải tạo, chỉnh trang lại mặt bằng ở 15 Lê Lợi (phường Vĩnh Ninh) để trưng bày, giới thiệu và thao diễn sản phẩm làng nghề. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng các khu vực trung tâm thành phố, chỉnh trang lại không gian đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Thương Bạc; vận động các DN và cơ sở nghề chỉnh trang lại cơ sở sản xuất để đón khách tham quan.

Ông Trương Đình Hạnh nhấn mạnh, với Festival NTT Huế năm nay, thành phố hướng đến đặt công nghiệp văn hóa - công nghiệp sáng tạo là một trong những trọng tâm phát triển nhằm tạo sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để tạo hiệu ứng cho du khách nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn giá trị, tinh hoa NTT. Vì vậy, ngoài không gian trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước, thành phố sẽ tổ chức các hội thảo với chủ đề bảo tồn và phát triển NTT dành cho DN và nghệ nhân. Về lâu dài, không gian ở 15 Lê Lợi sẽ là không gian trưng bày sản phẩm sáng tạo, sản phẩm làng nghề, trong đó sẽ lựa chọn một số sản phẩm làng nghề trên địa bàn để trưng bày, kết nối giao lưu thương mại với các tỉnh, thành phố, như: áo dài, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, hoa giấy…

Mục tiêu của thành phố sau festival là duy trì tổ chức các chương trình, hoạt động để quảng diễn NTT; huy động vốn khuyến công hỗ trợ máy móc, thiết bị cho cơ sở làng nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở vay vốn. Đồng thời, duy trì các hoạt động trải nghiệm văn hóa Huế thông qua việc tổ chức đưa học sinh các trường trên địa bàn đến tham quan và trải nghiệm ở các làng nghề và một số hoạt động thiết thực khác.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

Lực lượng trẻ đóng vai trò quan trọng trong làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ còn là đội ngũ kế cận trên hành trình xây dựng, phát triển đơn vị hướng tới ngang tầm khu vực, thế giới…

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

TIN MỚI

Return to top