ClockThứ Ba, 07/12/2021 15:14

Tìm hướng bảo tồn, xây dựng không gian cho phố cổ Gia Hội

TTH.VN - Khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh thực sự là một di sản độc đáo, mang yếu tố cấu trúc văn hóa của một vùng đô thị cổ, đang tồn tại trong một cộng đồng dân cư không ngừng biến động, bị sức ép của quá trình đô thị hóa thời hiện đại, lại thiếu một định hướng bảo tồn và phát triển phù hợp, nên qua thời gian đã bị biến dạng. Điều này dẫn đến không gian kiến trúc có tính lịch sử và văn hóa của vùng này sẽ bị phá vỡ, tài nguyên văn hóa du lịch đang bị lãng phí.

Bảo tồn phố cổ Bao VinhHỗ trợ 10 tỷ đồng bảo tồn phố cổ Bao VinhSơn nhà cho phố cổ Bao VinhTin mừng cho phố cổ

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa khi nói về khu phố cổ Gia Hội tại hội thảo khoa học “Giải pháp xây dựng không gian phố cổ Gia Hội thành tuyến phố thương mại đặc trưng của TP. Huế” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức sáng 7/12.

Trải qua thời gian, nhiều ngôi nhà cổ ở khu phố Gia Hội xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: N.P

Biến dạng… nhưng chưa bị xoá sổ

Khu phố cổ Gia Hội - chợ Dinh nằm ở phía đông ngoài kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất xứ kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Nơi đây tập trung nhiều phủ đệ, gắn với những ngôi chùa, đình, miếu của người Việt đã tạo thành một cấu trúc đặc thù. Bên cạnh các di sản kiến trúc truyền thống, còn có các di sản phi vật thể về các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công cổ truyền, các hoạt động trình diễn nghệ thuật cung đình Huế… tiêu biểu cho một phần sinh hoạt của khu đô thị cổ bên cạnh kinh thành.

Ông Hoa cho rằng, trước những thực trạng đã nêu trên, nhiều lần các nhà nghiên cứu và tổ chức văn hóa lên tiếng đề xuất các giải pháp khắc phục, nhưng do thiếu một chủ trương mang tính chiến lược từ các cấp chính quyền về bảo tồn và phát huy giá trị của khu đô thị cổ, nên mọi nỗ lực đều bất thành.

Đến thời điểm hiện tại, khu đô thị cổ này ngày càng biến dạng, nhưng cơ bản chưa bị xoá sổ. Vì thế theo ông Hoa, trong bối cảnh tỉnh đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh càng đòi hỏi phải sớm bắt tay thực hiện, bằng một đề án cụ thể và với tinh thần trách nhiệm trước dân, trước lịch sử rõ ràng hơn.

Theo nhóm khảo sát Trần Văn Dũng, Đỗ Minh Điền và Lê Nguyên Phú, thời điểm này di sản phố cổ Gia Hội – chợ Dinh có 22 phủ đệ cùng với nhiều kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc cộng đồng, kiến trúc thuộc địa… Trong đó, có rất nhiều công trình đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Trong số đó, có 3 công trình được xếp hạng Di tích Quốc gia là Đình miếu Thế Lại Thượng, nhà thờ Tổ nghề Kim Hoàn và Thanh Bình từ đường. Ngoài ra, chùa Diệu Đế, đền Chiêu Ứng, phủ Gia Hưng vương, phủ Thoại Thái vương, phủ Tuy An quận công, phủ Ngọc Sơn công chúa, đình làng An Quán, điện thờ Thánh Mẫu, hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu nằm trong danh mục kiểm kê 205 công trình, địa điểm lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu theo quyết định của UBND tỉnh.

Cần có phương án để phát huy giá trị

Trước những lo ngại của sự xuống cấp rất nhiều công trình kiến trúc ở khu phố cổ này, nhóm khảo sát đề nghị cần sớm ban hành quy chuẩn các mẫu hình thức thiết kế xây dựng đối với các công trình sẽ và đang xây mới ở mặt phố cổ Gia Hội - chợ Dinh (dựa trên đặc điểm chung di tích nhà mặt phố còn lại của Gia Hội - chợ Dinh, nhưng nội thất đảm bảo với nhu cầu cuộc sống hiện đại), phải phù hợp với quy hoạch tổng thể chung và quần thể các di tích phố cổ còn lại.

Ngoài ra, cần cải thiện cơ sở hạ tầng trong khu phố cổ, chỉnh trang cảnh quan đôi bờ sông Hương, hộ Thành Hà. “Cũng cần tăng cường tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của người dân tham gia vào công tác bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, kết hợp bảo tồn di sản gắn liền với phát triển du lịch bền vững. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số tour du lịch để thúc đẩy hoạt động gắn kết di sản với du lịch - vốn là thế mạnh của Huế”, đại diện nhóm khảo sát, ông Lê Nguyên Phú nhấn mạnh.

Tại hội thảo, bên cạnh những ý kiến về chuyện bảo tồn cho khu phố cổ này trước sự xuống cấp, hư hỏng, các chuyên gia còn đưa ra phân tích đánh giá thực trạng kinh tế, xã hội.

Phường Gia Hội với hơn 5.500 hộ, gần 29.000 khẩu. Đa số người dân làm nghề lao động phổ thông, tiểu thủ công nghiệp, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, chằm nón, may mặc... còn lại làm nghề buôn bán nhỏ, dịch vụ.

Thời điểm này, phố cổ Gia Hội không còn duy trì vị thế trung tâm giao thương của thành phố. Gần như việc tổ chức mua bán chỉ phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân trong khu vực, vì thế chưa được đáp ứng được tiềm năng phát triển phố cổ Gia Hội.

Theo kiến trúc sư Võ Sỹ Châu (Khoa Kiến trúc – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), khu phố cổ Gia Hội là nơi lưu trữ đa dạng các loại hình kiến trúc nhà ở thương mại, minh chứng cho quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời Nhà Nguyễn đến nay. Nếu biết khai thác các giá trị đặc trưng của các công trình sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách, đây là cách mà phố cổ Hội An đã làm được.

Tuy nhiên, kiến trúc sư Châu cho rằng, đến nay khu phố cổ lụi tàn nhanh chóng đến mức người dân Huế lẫn khách du lịch cũng phải giật mình, phố cổ cứ thế ngày càng xuống cấp và mất dần. “Do đó cần phải có nhiều phương án bảo tồn và phát huy giá trị khu vực này, đặc biệt là các công trình nhà ở thương mại có giá trị làm tiền đề để phát triển du lịch Huế trong tương lai”, ông Châu đề nghị.

Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực Huế đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong, ngoài nước và mới đây, UBND TP. Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo tồn và tôn vinh giá trị ẩm thực Huế
Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học
Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế

Ngày 9/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đã có buổi làm việc với PGS. TSKH Phan Thị Hà Dương - Giám đốc điều hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup – VinIF để trao đổi về quá trình thực hiện dự án “Phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế - loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ thất truyền cao”. Dự án do Trung tâm BTDTCĐ Huế xây dựng và VinIF tài trợ.

Đề xuất Quỹ VinIF tiếp tục phục hồi và truyền dạy nghệ thuật kẻ mặt nạ Tuồng Huế
Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên

Sau hơn 1 năm tu bổ, di tích Châu Hương Viên gắn liền với cuộc đời của thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (Nguyễn Phước Ưng Bình) - người có công rất lớn trong việc phát triển ca Huế - đã chính thức khánh thành, trở thành điểm đến văn hóa, đặc biệt với những ai yêu thích nghệ thuật ca Huế.

Khánh thành công trình tu bổ di tích Châu Hương Viên
Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

Ghé bản A Xăng, xã Thượng Long, huyện Nam Đông vào những ngày cuối tháng 5, dưới cái nắng trưa oi ả, già Ra Pat A Ray đã đứng đợi sẵn từ đầu ngõ đón chúng tôi. Giữa căn nhà gươl truyền thống, một mâm cơm dân dã đã được chuẩn bị sẵn…

Người bảo tồn nhà gươl truyền thống

TIN MỚI

Return to top