ClockThứ Bảy, 21/11/2020 19:47

Giới thiệu di sản văn chương thời Nguyễn

TTH.VN - Giới thiệu giá trị độc đáo của một số di sản văn chương thời Nguyễn là nội dung buổi thuyết trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tổ chức chiều 21/11, nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Hoàn thành tốt sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa“Tinh thần tự tôn dân tộc trong thơ trên điện Thái Hòa”Châu bản triều Nguyễn, niềm tự hào di sản Huế

Ông Nguyễn Phước Hải Trung giới thiệu về bản Truyện Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã giới thiệu về bản Truyện Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn. Đây là bản sách độc bản bằng giấy dó đẹp nhất trong lịch sử thư tịch trung đại ở Việt Nam.

Bản Kim Vân Kiều tân truyện của hoàng gia gồm 146 trang. Đây là bản Kiều được chép tay rất cẩn thận với một lối thư pháp thể chân pha thể hành mềm mại, đều đặn từ dòng đầu đến dòng cuối. Bố cục của từng trang tạo nên tính điển phạm chặt chẽ và thống nhất. Từng trang chia làm 2 phần: phần trên viết chữ, phần dưới vẽ tranh minh họa cho nội dung trang đó.

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, mỗi trang trong bản Kiều này đều có các dòng “châu phê”. Do vậy, căn cứ vào niên đại và tính chất, có thể cho rằng, vua Tự Đức là người đã “châu phê” trên các trang của bản Kiều này. Nếu quả đúng đây là bản chép của vua Tự Đức, quyển Truyện Kiều này có nhiều giá trị về văn chương và thư tịch, về thư pháp và mỹ thuật; là cổ vật có giá trị như một báu vật văn học gắn liền với tên tuổi của những trí thức tinh hoa dưới thời Nguyễn.

Theo thông tin, cuốn cổ thư này từng được bày bán ở một hiệu sách cổ ở Paris, sau đó được Thư viện Anh quốc thủ đắc và trở thành thư mục nằm trong bộ sưu tập cổ thư của thư viện này từ năm 1894. Có lẽ bản Kiều này đã bị lấy cắp tại sự kiện thất thủ Kinh đô 1885.

Ngoài ra, ông Nguyễn Phước Hải Trung cũng giới thiệu thêm về nghiên mực - Tức mặc hầu, đính chính từ các dị bản một bài thơ hay của vua…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Return to top