ClockThứ Sáu, 18/08/2023 12:16

Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip: Một cuộc thi nhiều ý nghĩa

TTH - Cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” vừa chứng minh tính hiệu quả từ các chương trình ngoại khóa, vừa góp phần quan trọng trong đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Hương Thủy.

Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vữngBảo tồn làng nghề để phát triển kinh tế và văn hóa“Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế”​

leftcenterrightdel
Ngô Gia Huy tìm hiểu thêm về di tích Lùm Chánh Đông để bổ sung kiến thức trước khi vào vai MC 

“Lùm Chánh Đông – câu chuyện về một địa chỉ đỏ” là một trong những tác phẩm gửi tham gia cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” do TX. Hương Thủy tổ chức.

Trong clip này, Ngô Gia Huy, học sinh lớp 9 Trường THCS Thủy Châu đảm nhận vai dẫn chương trình. Đáng nói, không đơn thuần giới thiệu về 1 địa chỉ lịch sử cách mạng, thông qua cách giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện súc tích, truyền cảm, có thể thấy, dù tuổi còn nhỏ và là lần đầu “lên sóng”, nhưng Gia Huy hiểu khá tường tận ý nghĩa, giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng và tiềm năng du lịch của địa điểm mình giới thiệu.  

Cũng như Ngô Gia Huy, những “MC nhí” trong 20 video clip khác đến từ các trường THPT, THCS và TH trên địa bàn thị xã cũng có cách thể hiện truyền cảm, hiểu biết tương tự, được người xem đánh giá cao, như: Nét đẹp bài chòi tại cầu ngói Thanh Toàn; Di tích lịch sử miếu Bà Giàng; Di tích lịch sử đình Lương Văn - nét văn hóa đặc sắc; Thủy Lương - Nơi lưu giữ dấu tích của thời gian; Bánh tráng gạo mè đen - Thức quà đồng nội Thủy Lương; Di tích lịch sử làng Phù Bài; Di tích Đền thờ 27 liệt sĩ Ấp Tư - Mỹ Thủy; Dương Hòa - Điểm đến mới cho du lịch và trải nghiệm; Độc đáo nét văn hóa đình – chùa làng Thủy Dương; Lịch sử, văn hóa địa phương xã Phú Sơn, di tích bia chiến tích Dương Hòa… 

“Tôi biết đến những video clip này thông qua facebook. Thoạt đầu, với tâm thế tò mò, tôi chỉ định xem ít giây rồi lướt qua. Tuy nhiên, càng xem tôi càng ngạc nhiên, càng thấy cuốn hút và có những lúc thậm chí giật mình bởi sự mới lạ ẩn trong những điều tưởng chừng quen thuộc được tập thể giáo viên, học sinh Hương Thủy khai thác, làm bật lên, như: Lùm Chánh Đông – câu chuyện về một địa chỉ đỏ; Độc đáo nét văn hóa đình – chùa làng Thủy Dương; Bánh tráng gạo mè đen - Thức quà đồng nội Thủy Lương…”, anh Nguyễn Văn Nam (TP. Huế) cho hay. 

Chia sẻ của anh Nam cũng tương tự với chia sẻ của nhiều người khi xem các video clip do học sinh Hương Thủy đảm nhận vai trò MC. Bên cạnh những đầu tư công phu, chuyên nghiệp về mặt hình ảnh, thì sự dẫn dắt hồn nhiên nhưng truyền cảm mà nền tảng được xây dựng từ những trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc của các “MC nhí” (chứ không đơn thuần là học thuộc lòng) đã giúp những clip dự thi thành công nhất định ở sự lan tỏa khi vượt ra khỏi ranh giới địa phương. Đồng thời, nói lên được hiệu quả trong triển khai các chương trình ngoại khóa, như: về nguồn, tìm hiểu di tích lịch sử trên địa bàn, lồng ghép lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy… của các trường học trên địa bàn thị xã.

Ở phương diện khác, cuộc thi còn đóng vai trò quan trọng trong việc chung sức đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người và văn hóa, di tích lịch sử trên địa bàn TX. Hương Thủy khi qua thống kê sơ bộ, đã có gần 71 ngàn lượt tiếp cận, chia sẻ các video clip nói trên.

Ông Nguyễn Nguyên, Phó Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin TX. Hương Thủy cho hay, Hương Thủy hiện có 15 di tích đã được công nhận (5 di tích cấp quốc gia và 10 di tích cấp tỉnh), gần 40 lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Huế và bản sắc văn hóa địa phương. Từ đó, trở thành địa điểm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan, nhất là qua các kỳ Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế, lễ hội Chợ quê ngày hội… 

Từ việc được quan tâm đầu tư cùng sự tham gia hỗ trợ tích cực của chính quyền và cộng đồng dân cư, những năm qua, du lịch Hương Thủy tiếp tục phát triển và mở rộng nhiều điểm, không chỉ gắn với các giá trị văn hóa mà còn khai thác tốt du lịch cộng đồng với các tài nguyên thiên nhiên, sinh thái… trên địa bàn.

Việc đầu tư trùng tu, bảo tồn, chỉnh trang di tích được Hương Thủy triển khai tích cực đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, tạo hiệu ứng mới, đầy triển vọng cho du lịch Hương Thủy về khai thác thêm các sản phẩm bổ trợ, kết nối các điểm du lịch hấp dẫn, trải nghiệm mới…, đáp ứng nhu cầu phát triển. 

“Kết hợp cùng những hoạt động trên, cuộc thi “Giới thiệu về lịch sử, văn hóa địa phương bằng video clip” sẽ góp phần quan trọng trong đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Hương Thủy. Thông qua những video clip được đăng tải, chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, du khách gần xa sẽ có thêm thông tin hữu ích để trải nghiệm, khám phá khi chọn Hương Thủy là điểm đến. Đó cũng là một trong những phương thức lan tỏa, tôn vinh nét đẹp truyền thống, văn hóa, thiên nhiên và đổi thay, phát triển từng ngày của TX. Hương Thủy”, ông Nguyễn Nguyên chia sẻ.

Bài, ảnh: Đăng Đoàn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top