ClockThứ Hai, 20/06/2022 19:38

Giữ thương hiệu của Festival Huế gắn với phát triển kinh tế du lịch

TTH.VN - Chiều 20/6, Ban tổ chức (BTC) Festival Huế 2022 tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.

Huế sẵn sàng đón khách đến “chơi” festivalNhộn nhịp với phiên chợ “Hương xưa làng cổ” lần thứ 2Khai hội áo dài cộng đồng20 khinh khí cầu bay biểu diễn, phục vụ khách dịp Festival HuếÂm nhạc Trịnh Công Sơn đồng hành cùng Festival HuếCuộc hội ngộ của những sắc màu văn hóaCơ hội phát triển du lịch làng quê

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình trả lời câu hỏi của các phóng viên

Chủ trì buổi họp báo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình, các Phó Trưởng ban BTC Festival Huế 2022 và có sự tham gia của gần 100 nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

8 chương trình và hơn 30 hoạt động hưởng ứng

Festival Huế 2022 với điểm nhấn là tuần lễ festival văn hóa - nghệ thuật, có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, diễn ra từ ngày 25 - 30/6. Đây là sự khẳng định cho nỗ lực của Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung đưa cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch và là sự kiện góp phần kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch “chủ động – bền vững – an toàn”. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Festival Huế đã đạt được những thành quả nhất định, khẳng định vị thế và thương hiệu trong cộng đồng các festival chuyên nghiệp trên thế giới, tạo ra động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo BTC, Festival Huế 2022 được tổ chức trong bối cảnh TP. Huế mở rộng địa giới hành chính, toàn tỉnh phấn đấu đến 2025 xây dựng và phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đây cũng là năm gắn với Kỷ niệm 335 năm chúa Nguyễn Phúc Thái chọn Phú Xuân làm thủ phủ Xứ Đàng Trong, từ đó trở thành Kinh đô của nhà Tây Sơn và kinh đô nước Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban Thường trực, BTC Festival Huế 2022 thông tin chính thức, Festival Huế 2022 sẽ có 8 chương trình chính, gồm: Chương trình Nghệ thuật Khai màn diễn ra vào lúc 20h00 ngày 25/6 tại Quảng trường Ngọ Môn; chương trình biểu diễn hàng đêm của các Đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế từ 19h30 - 21h30 các ngày 26 - 29/6 tại các sân khấu Quốc Tử Giám, cồn Dã Viên, Công viên 3/2, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim; lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, 16h00 từ ngày 26 - 28/6; lễ hội Bia từ 17h30 ngày 26/6 do Carlsberg thực hiện, sẽ ghi danh vào kỷ lục “Bàn tiệc dài nhất châu Á”; chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn 19h30 ngày 27/6 tại sân khấu Ngọ Môn, với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”; chương trình quảng diễn “Tuồng Huế, Ngàn xưa âm vọng” 7h00 ngày 28/6, với lễ rước mặt nạ Tuồng và trình diễn Tuồng Cung đình trải dài từ Thanh Bình Từ Đường đến Nghinh Lương Đình; chương trình “Hoàng cung giao hòa” 20h00 ngày 29/6 tại Đại Nội và đêm gala giã bạn: 19h30 ngày 30/6 tại cồn Dã Viên.

Bên cạnh đó, còn có 30 hoạt động đồng hành, hưởng ứng, các chương trình xã hội hóa, và rất nhiều hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức, như: Lễ hội ẩm thực “Kinh đô Ẩm thực Huế với bốn phương”, “Chợ quê ngày hội”, lễ hội ẩm thực đường phố, lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”, ngày hội Áo dài cộng đồng Huế, đêm nhạc EDM, Media Trip “Visit Huế”, chương trình nhạc Trịnh dành cho đối tượng không chuyên, hội chợ thương mại Quốc tế, phố đêm Hoàng Thành, giải đua thuyền SUP, Festival Rock “Trở lại Cố đô”... Ngoài ra, nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm, hội thảo với nhiều chủ đề khác nhau trong suốt thời gian diễn ra festival.

Phóng viên Tạp chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Giữ thương hiệu gắn với khai thác du lịch

Tại buổi họp báo, các phóng viên, nhà báo đã đặt nhiều câu hỏi đến BTC, như những hoạt động tại lễ hội để thể hiện một festival xanh, hướng đến phát triển bền vững; chương trình khai mạc có những điểm nhấn như thế nào; sự thay đổi của festival theo hướng bốn mùa sẽ có những thay đổi gì để thu hút khách du lịch; năm nay số lượng đoàn nghệ thuật tham gia ít, nên BTC sẽ có những chương trình, hoạt động nào để thể hiện được sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật… điều đã làm nên thương hiệu riêng cho Festival Huế từ khi tổ chức lần đầu cho đến nay.

Theo BTC, trước tác động của dịch bệnh khiến kế hoạch, công tác chuẩn bị cho Festival Huế gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quốc tế có phần hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung, khung chương trình, số lượng các hoạt động cơ bản sẽ đáp ứng được yêu cầu, vừa đảm bảo tính truyền thống, vừa đảm bảo tính sôi động cần có cho tuần cao điểm của lễ hội bốn mùa.

Phát biểu kết luận tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2022 Nguyễn Thanh Bình cho biết, thương hiệu, cũng là đặc trưng riêng của Festival Huế là nơi mà văn hóa, nghệ thuật truyền thống trên khắp thế giới và trong nước cùng hội tụ và giao thoa. Vì vậy, năm nay, BTC vẫn sẽ nỗ lực để duy trì tính quốc tế, kết hợp với những nét tươi mới hướng đến cộng đồng, khán giả trẻ. Mục tiêu khi tổ chức Festival Huế gắn với bốn mùa kích cầu, tăng khả năng phát triển kinh tế từ du lịch, nên lễ hội sẽ được điều chỉnh, có những nét tươi mới đáp ứng được những thay đổi về nhu cầu, xu hướng mới của công chúng và khách du lịch…

Festival Huế 2022 tiếp nối kết giữa Huế trong lịch sử và Huế hiện tại để khẳng định một Huế tương lai, tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, kiến trúc, du lịch tâm linh, để Huế thực sự trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất và sẵn sàng để có những chương trình hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của công chúng và du khách.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top