ClockThứ Sáu, 17/06/2022 21:52

Khai hội áo dài cộng đồng

TTH.VN - Ngày hội được Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức vừa khai hội vào chiều 17/6 tại Đài Chiến sĩ trận vong (Bia Quốc học) với sự tham gia đông đảo của người dân và du khách.

Khai mạc không gian trưng bày “Một số tư liệu về áo dài Huế - xưa và nay”Quảng bá thương hiệu áo dài trong cộng đồngViết Bảo & những thiết kế áo dài đậm màu sắc HuếÁo dài ra chợ

Trong trang phục áo dài truyền thống, mọi người thư thả trên xích lô, lướt qua các danh thắng Huế

Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị, đông đảo người dân và du khách. Hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Tuần lễ Festival Huế 2022 kéo dài từ nay đến cuối tháng.

Huế vốn là cái nôi sản sinh ra chiếc áo dài ngũ thân nổi tiếng cũng là nơi lưu giữ, nuôi dưỡng, phát triển áo dài Việt Nam. Trong suốt thời gian giữ vai trò là kinh đô Việt Nam thống nhất, bao gồm thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Huế cũng là kinh đô áo dài Việt Nam, nổi danh có chế độ “y quan rực rỡ” – biểu trưng cho triều đại văn minh ở phương Đông.

Theo ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, với Huế, áo dài là một phần bản sắc văn hóa, nét đẹp, tính cách con người Huế, tạo nên ấn tượng tốt đẹp với du khách muôn phương. Hiện nay, tỉnh đang triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, sở đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng đề án Huế - Kinh đô áo dài. Trong hai năm qua, phong trào khôi phục, chấn hứng và phát triển áo dài truyền thống Huế, đặc biệt là các loại cổ phục… đã có sự phát triển và lan tỏa mạnh mẽ. Đó là tín hiệu đáng mừng không chỉ với Huế.

Chuỗi tuần Ngày hội áo dài cộng động bên cạnh lễ khai hội sẽ có nhiều chương trình đặc sắc, hưởng ứng. Trong đó, có lễ tri ân, húy kỵ và hành hương về lăng Chúa Nguyễn Phúc Khoát; hoạt động cộng đồng với chủ đề “Áo dài và xe đạp”, “Áo dài xưa”, “Áo dài và cuộc sống”, “Trải nghiệm Áo dài truyền thống”, “Áo dài đường phố”, “Áo dài và nữ sinh”, “Áo dài và Âm nhạc”…

Trước khi diễn ra lễ khai hội, chương trình áo dài diễu hành qua các tuyến phố trung tâm của TP. Huế bằng xích lô, xe đạp cũng đã được tổ chức với sự tham gia đông đảo mọi người. Cũng trong tuần lễ này, các cơ quan, ban ngành, địa phương phát động và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, tiểu thương và cộng đồng mặc áo thông qua các hoạt động đi tham quan, trải nghiệm, các cuộc thi ảnh, tham gia các sự kiện.

Một trong những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Tuần lễ Ngày hội áo dài cộng đồng vào chiều 17/6 kéo dài đến hết 23/6

Các người mẫu trình diễn áo dài trong ngày khai hội

Trước đó, chương trình diễu hành với sự tham gia của đông đảo các đoàn thể, tổ chức, du khách và người dân qua nhiều tuyến đường

Hai năm qua, các sự kiện áo dài đã quá quen thuộc với nhiều hoạt động được tổ chức, tạo nên hiệu ứng tốt

Đoàn diễu hành áo dài đi qua phía trước Phu Văn Lâu

Hình ảnh áo dài trên đường phố Huế được nhiều người quan tâm

Bên cạnh chương trình diễu hành, sẽ có rất nhiều hoạt động cộng đồng khác diễn ra nguyên tuần

Thành Chung (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế

Tối 8/9, Sở Du lịch phối hợp cùng Tạp chí Vietnam Travel và các đơn vị đồng hành tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết trung thu truyền thống Huế”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện diễn ra trong bốn mùa của Festival Huế 2024, nhằm hưởng ứng lễ hội mùa thu - “Huế vào thu” của Festival Huế 2024.

Trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống Huế
Tiếp nối truyền thống “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”

Ngày 5/9/1945, Chi đội Trần Cao Vân ra đời. Đây là tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh. Trong suốt 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT Thừa Thiên Huế vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách để lập nên những chiến công hiển hách; góp phần xây dựng nên truyền thống “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

Tiếp nối truyền thống “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”
Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

TIN MỚI

Return to top