ClockChủ Nhật, 28/07/2019 07:50

Huế đẹp hơn qua ống kính của các nhà nhiếp ảnh

TTH - Giữa thời kỳ bùng nổ thông tin, hình ảnh quê hương miền Hương Ngự đã có cơ hội tỏa khắp thế giới bằng chính những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật do các nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) miệt mài sáng tạo.

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành nhiếp ảnh Việt NamSáng tác 48 tác phẩm mới về cảnh đẹp Lăng CôKhai mạc triển lãm ảnh “Đất nước vào xuân”

Tác phẩm “Ra đầm”, huy chương đồng cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 10 tại Việt Nam năm 2019 (VN-19). Ảnh: LÊ TẤN THANH

Hậu duệ trên quê hương Ông Tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam

Đội ngũ nghệ sĩ nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tự hào là hậu duệ trên quê hương của Ông Tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam - danh nhân Đặng Huy Trứ, họ đã cùng kề vai sát cánh, cùng nhau xây dựng một tổ chức mạnh so với nhiếp ảnh cả nước. Hiện, ở Huế có một Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, với 24 hội viên, một Hội Nhiếp ảnh tỉnh với hơn 60 hội viên, một câu lạc bộ nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ và Câu lạc bộ Nhiếp ảnh nữ Hải Vân. Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đóng vai trò đầu tàu, đưa đoàn tàu nhiếp ảnh Huế đi về phia trước.

NSNA Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trong nhiều lần đến Huế đã đánh giá rất cao các hoạt động của các NSNA Thừa Thiên Huế. Trong những ngày về Huế dự lễ dâng hương tại nhà thờ Đặng Huy Trứ, tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành Nhiếp ảnh Việt Nam”, ông hết sức cảm động khi chứng kiến những nghệ sĩ nhiếp ảnh Huế mặc y phục cổ truyền khăn đóng áo dài đón khách.

Nếu theo dõi trên các facebook của họ, chúng ta thấy họ rong ruổi khắp nơi cùng ống kính. Từ các lễ hội ở Huế, di sản Huế, phong cảnh Huế, vùng ngoại ô làng xã Thừa Thiên Huế cho đến các vùng miền trong cả nước; gần như đâu đâu cũng thấy sự có mặt của họ. “Hội NSNA Thừa Thiên Huế có đội ngũ những con người hết sức yêu nghề, đam mê nghệ thuật và các sáng tạo của họ cũng rất chất lượng”. NSNA Vũ Quốc Khánh nói.

Tác phẩm “Thăm rớ”, huy chương đồng cuộc thi ảnh VN 2017 - Giải A ảnh xuất sắc hội NSNA VN 2017. Ảnh: TRƯƠNG VỮNG

Những huy chương lấp lánh

Tính từ năm 2014 đến nay, các NSNA Thừa Thiên Huế đã có những thành tích đáng nể, như: 20 giải thưởng quốc tế (3 vàng, 8 bạc và 9 đồng) của các nghệ sĩ: Hồ Ngọc Sơn, Văn Đình Huy, Nguyễn Hữu Hài, Ngô Thanh Minh, Trương Vững...; 16 bằng danh dự Quốc tế của các nghệ sĩ: Hồ Ngọc Sơn, Đặng Văn Trân, đặc biệt có giải nhất Sony Việt Nam của tác giả Ngô Thanh Minh...; 5 giải thưởng cấp quốc gia (3 bạc và 1 đồng) của các nghệ sĩ Trương Vững, Ngô Thanh Minh...; 4 giải xuất sắc hằng năm của Hội NSNA Việt Nam của các tác giả: Trương Vững, Ngô Thanh Minh, Đặng Văn Trân...; 12 giải thưởng cấp khu vực, bộ ngành khác. Các NSNA Thừa Thiên Huế cũng đã có 1.130 lượt tác phẩm được triển lãm tại các cuộc thi quốc tế, quốc gia, khu vực...

Trong cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 10 tại Việt Nam năm 2019 (VN-19), Thừa Thiên Huế có 9 tác giả được giải. Trong đó chỉ riêng NSNA trẻ Lê Tấn Thanh đã có 6 tác phẩm được chọn triển lãm, điều chưa từng có từ trước đến nay.

Từ những thành tích nổi bật đó, nhiều hội viên Chi hội NSNA Thừa Thiên Huế được phong tặng các danh hiệu cao quý của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) và Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật thế giới (FIAP), tiêu biểu như NSNA Trương Vững được trao danh hiệu EVAPA/G, nâng tổng số NSNA Thừa Thiên Huế có danh hiệu cao là 8 nghệ sĩ. Đã có 10 hội viên nhận bằng khen của Hội NSNA VN, trong đó có hội viên liên tục 3 năm liền nhận Bằng khen của Hội NSNAVN. Tập thể Chi hội NSNA Việt Nam tại Huế 3 năm liền nhận được bằng khen của Ban chấp hành Hội NSNA Việt Nam.

Tác phẩm “Nét đầm phá”, huy chương bạc liên hoan khu vực Bắc Trung bộ 2014 - Giải B ảnh xuất sắc hội NSNA Việt Nam 2014. Ảnh: TRƯƠNG VỮNG

Không chỉ để dự thi

“Cái chính là đánh thức trong công chúng ý thức về cái đẹp, bảo vệ cái đẹp”, NSNA Phạm Văn Tý, Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam nhận xét. Họ chụp các bức ảnh đẹp của Huế để công chúng toàn thế giới thấy được Huế đẹp đến nhường nào.

NSNA Thừa Thiên Huế nhận thức được rằng, sáng tạo tác phẩm là để giới thiệu với công chúng về quê hương, con người Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Do vậy, trong các dịp lễ lớn hoặc sự kiện như Festival Huế, với sự tạo điều kiện của các ban tổ chức, họ đã có nhiều tác phẩm ảnh xuất sắc. Thời gian qua, cùng với chương trình đầu tư sáng tác hàng năm, họ thực hiện nhiều đề tài nhiếp ảnh về quê hương đất nước con người Thừa Thiên Huế phong phú và sinh động... góp phần giới thiệu, quảng bá sự đổi mới của quê hương đất nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Một trong những hoạt động khá sôi động và hiệu quả trong việc góp phần nâng cao khả năng sáng tác, đó là hằng năm tổ chức triển lãm những tác phẩm mới của hội viên và các cuộc triển lãm giao lưu với các địa phương trên cả nước, như triển lãm giao lưu 6 chi hội khu vực Bắc miền Trung, các chi hội nhiếp ảnh của 5 vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay, trong đó bộ ảnh giao lưu giữa Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh đã được luân chuyển triển lãm tại cả 3 thành phố để lại những tình cảm tốt đẹp cho người xem.

Trong những ngày hè sôi động 2019, họ chụp những khoảnh khắc đẹp của “Ngày Chủ nhật xanh” trên khắp địa bàn tỉnh. Họ cùng lên tiếng bảo vệ “cây phượng quốc dân” bên cầu Trường Tiền, lao vào lửa khói ở khu vực cháy rừng để chụp lại những nỗ lực của cảnh sát PCCC, của bộ đội, dân quân Thừa Thiên Huế trong chống cháy, bảo vệ rừng.

Và tiếp tục tác nghiệp để kể lại những câu chuyện đẹp về cuộc sống, của Huế đến với người xem.

HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Xưởng in tờ rơi Hoàng Gia
Return to top