ClockThứ Hai, 08/10/2018 07:00

Huế - những cảm xúc luôn mới

TTH - Huế là xứ sở của thi ca và âm nhạc. Vẻ cổ kính, yên bình của mảnh đất thơ mộng này một lần nữa gợi hứng cho sự ra đời của những ca khúc mới.

Biểu diễn 12 ca khúc mới về HuếHọc viện Âm nhạc Huế khai giảng năm học mới“Giai điệu tháng 9”

Huế vừa “đón nhận” 15 ca khúc mới viết về mảnh đất nên thơ của xứ kinh kỳ. Đó là những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng đầy cảm xúc của những tên tuổi lớn trên cả nước, như: Gặp em (thơ Dương Văn, nhạc Đỗ Hồng Quân), Sóng Hương Giang (thơ Lê Tự Minh, nhạc Đức Trịnh); Cảm xúc Huế (Tôn Thất Lập), Về Huế với nhau đi (Lê Minh Sơn),… Đây là cảm xúc chân thực của 15 nhạc sĩ sau chuyến thâm nhập thực tế khi tham gia trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay” trong tháng 9 vừa qua.

Tiết tấu vui nhộn, dễ thương của ca khúc "Cơm hến" gây ấn tượng với người nghe

Như nhiều ca khúc nổi tiếng từng viết về Huế, hầu hết các ca khúc được sáng tác lần này vẫn là những vẻ đẹp từng thổn thức bao người. Hình ảnh tà áo dài thướt tha, mái tóc dài e ấp, dòng sông Hương thơ mộng xanh mướt, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba cổ kính hay chỉ đơn giản là món bánh bèo, cơm hến dân dã… đi vào âm nhạc nhẹ nhàng, mộc mạc và sâu lắng đến nao lòng.  

Xa quê hương đã lâu, trở lại Huế lần này, nhạc sĩ Tôn Thất Lập gửi gắm tình cảm của người con xa xứ trong ca khúc “Cảm xúc Huế”: “Chiều đi qua sông Hương lờ lững/Mờ trong sương Cố đô sừng sững trong mơ…”. Với tiết nhịp dịu êm, nhẹ nhàng như nhịp chèo đò của thiếu nữ trên sông Hương xưa, ca khúc càng làm lắng lòng người nghe khi diễn tả nội tâm của người con xa xứ trở về. Bài hát còn là lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ biết ơn tiền nhân đã bao đời dựng xây, để rồi cùng gìn giữ mảnh đất này.

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập chia sẻ, ông viết ca khúc này chỉ trong 15 phút, bởi những cảm xúc về Huế luôn trào dâng trong ông, nhất là khi trở lại mảnh đất thân yêu đã xa từ lâu. Nhạc sĩ trải lòng: “Mấy hôm nay trở về, đắm chìm trong dòng sông Hương thơ mộng, ngắm nhìn thành phố đẹp và xanh, tôi phác thảo một số tác phẩm lớn cho quê hương. “Cảm xúc Huế” là sự mở đầu cho một dự án âm nhạc, có thể là trường ca hoặc tổ khúc tôi viết về sông Hương, thành phố Huế”.

Khi da diết, lắng sâu, lúc xôn xao, thầm lặng là điều dễ nhận ra khi nghe những nhạc phẩm của nhạc sĩ Phú Quang. Ca khúc “Còn trong ký ức” ông vừa sáng tác về Huế, phổ thơ của nhà thơ Thái Thăng Long là một ca khúc như vậy. Bài hát được viết bằng giai điệu man mác hoài niệm đậm chất sang trọng mà gần gũi để khắc họa nỗi nhớ của người nhạc sĩ về thời trai trẻ của ông với Huế.

Ghi dấu trong lòng khán giả với những ca khúc mang ấn tượng riêng biệt, Lê Minh Sơn là nhạc sĩ trẻ giàu cảm hứng sáng tạo. Đến Huế rất nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên, anh sáng tác về Huế, bởi với anh, viết về Huế rất khó vì âm nhạc của Huế đã là… huyền thoại. Giản dị và mộc mạc, ca khúc “Về Huế với nhau đi” là lời “rủ rê” mọi người về với Huế bằng những món ăn dân dã trong đời sống thường nhật của người dân Huế.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn bộc bạch: “Huế là thành phố tuyệt vời, ai chưa đến sẽ đến, đến rồi muốn ở lại và về rồi lại muốn quay trở lại. Tôi đã đến Huế lần thứ 32. Với tôi, chỉ cần một nụ cười rạng rỡ, một ánh mặt yêu thương thì nơi ấy chính là quê hương và Huế là quê hương thứ hai của tôi”.

Từ bài thơ “Gánh cơm hến đi trong sương” của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc đã gợi ra hình ảnh, giai điệu để nhạc sĩ Trầm Tích phổ thành ca khúc “Cơm hến”. Bằng tiết tấu vui nhộn, dễ thương, đậm phong cách âm nhạc truyền thống Huế, bài hát thể hiện đặc trưng của món ăn dân dã đã gây “thương nhớ” cho bao người.

Những ca khúc khác đều là nỗi hoài nhớ khôn nguôi về vẻ đẹp ngây thơ, trong sáng mà Huế mang nặng bao đời. Từ tứ thơ rất gợi và giàu giai điệu của nhà thơ Dương Văn, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân viết trong nhạc phẩm “Gặp em”: “Gặp em – người con gái Huế, Huế thật rồi mà sao ngỡ trong mơ” bằng giai điệu trong sáng để diễn tả tình yêu mình dành cho con người miền đất này. “Thương lắm Huế ơi! Thương cả một đời… Vương cả trời thương” là ca từ tha thiết, tình cảm trong nhạc phẩm “Thương thương xứ Huế” của nhạc sĩ Vũ Đức Tân.

Từ những chuyến đi thực tế với bao tình cảm nồng hậu, đã hun đúc nên cảm hứng để các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mới giàu cảm xúc và giai điệu Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch Phụ trách Liên hiệp các Hội VHNT nhấn mạnh: “Cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa của miền sông Hương núi Ngự, với không gian văn hóa còn gìn giữ trong tà áo dài, chiếc nón bài thơ, trong giọng Huế dạ thưa, với dấu ấn của một Huế hiện đại bên cạnh sự cổ kính kinh kỳ một thuở… đã gợi niềm cảm hứng cho các nhạc sĩ. Chắc chắn, con số ca khúc sẽ không dừng lại ở đây, bởi cảm xúc nghệ thuật như sóng vỗ bờ, sẽ còn lưu lại trong trái tim của các nhạc sĩ và sẽ trào dâng vào một ngày nào đó”.

Bài, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã trở thành một sự kiện được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới.

Festival Huế - Thương hiệu, đẳng cấp, hấp dẫn
Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế

Là điểm nhấn ý nghĩa thu hút du khách và người dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, không gian trải nghiệm ẩm thực, thơ, áo dài trong khuôn khổ Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 tại Công viên Thương Bạc diễn ra từ ngày 27/4- 1/5 đã mang đến một địa điểm vui chơi, trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực các vùng miền trong cả nước, tạo nên không khí sôi động, nhộn nhịp cho kỳ nghỉ lễ dài.

Cơ hội quảng bá ẩm thực Huế
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Return to top