ClockThứ Bảy, 27/04/2019 08:54

Khinh khí cầu quốc tế tung bay trên bầu trời Huế

TTH.VN - Từ sáng sớm 27/4, rất đông du khách và người dân Huế có mặt tại sân Hàm Nghi để chứng kiện những quả khinh khí cầu với đủ màu sắc, kiểu dáng bay trên bầu trời.

Hấp dẫn Lễ hội khinh khí cầu quốc tế5 quốc gia tham dự Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế HuếLễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế 2019 diễn ra từ 26/4 đến 2/5“Mãn nhãn” với lễ hội Khinh khí cầu quốc tế 2017

Một khinh khí cầu bay lên bầu trời tại lễ hội

Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Huế lần thứ 3 - 2019 (Balloon over Hue 2019) diễn ra trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019. Góp mặt với lễ hội năm nay, có 10 khinh khí cầu của 5 quốc gia Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Các khinh khí cầu sẽ biểu diễn theo ba kiểu: khinh khí cầu bay tự do, độ cao 100 - 300m, bán kính 5km từ điểm cất cánh; khinh khí cầu bay treo, độ cao 50m ngay điểm neo và khinh khí cầu mini để biểu diễn và du khách chụp hình lưu niệm.

Nhiều người từ trẻ đến già tỏ ra hứng thú và bất ngờ khi tận mắt chứng kiến những quả khinh khí cầu. Bạn trẻ Nguyễn Minh Anh (TP. Huế) cho biết: "Dù nhiều lần được tổ chức ở Huế, nhưng lần đầu tiên mình thấy rõ hình hài khinh khí cầu với các công đoạn từ lúc “đóng gói”, cho đến được bơm lên và tung bay trên bầu trời. Một cảm giác thật choáng ngợp!”.

Ngoài chương trình biểu diễn, vào tối nay sẽ diễn ra đêm ánh sáng khinh kinh cầu.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại vào sáng sớm 27/4 về lễ hội khinh khí cầu:

Các đội tham gia lễ hội khinh khí cầu có mặt từ sớm để chuẩn bị các dụng cụ, trang bị

Những chiếc quạt công suất lớn giúp bung vải dù

Sau khi dù bung lên, cũng là lúc khí ga được bơm máy giúp khinh khí cầu có thể đứng thẳng

Thường từ khâu chuẩn bị cho đến lúc khinh khí cầu đứng thẳng mất tầm 15-30 phút, tùy theo loại khinh khí cầu khác nhau

Các bạn trẻ hỗ trợ ban tổ chức di chuyển các vật dụng của khinh khí cầu

Vận hành khí ga là công việc đầu tiên của các chuyên gia bay khinh khí cầu

Khinh khí cầu hình trái tim bay trên bầu trời xứ Huế

Theo các phi công, được bay ở Huế là một điều vô cùng lý tưởng, bởi ở đây có không gian, cảnh quan rất đẹp

Một chiếc khinh khí cầu của đội Nhật Bản bung rất đẹp

Hoa hậu Ngọc Hân cùng cùng vị khách nước ngoài bên chiếc khinh khí cầu hình bạch tuộc 

NHẬT MINH (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sôi động giải chạy bộ Huasen Jogging 2024 - “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”

Sáng 30/6, tại Nghinh Lương Đình, TP. Huế, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động chạy bộ Huasen Jogging 2024 với chủ đề “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”. Hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội Thể thao vì sức khỏe cộng đồng “Hue Sport Festival 2024”.

Sôi động giải chạy bộ Huasen Jogging 2024 - “Nâng cao sức khỏe - Nâng tầm doanh nghiệp”
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng

Lần thứ 2 trở lại Cố đô Huế, Lễ hội Ánh sáng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho công chúng.

Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng
Return to top