ClockThứ Hai, 24/07/2017 06:16

Khởi động bước đầu cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế

TTH - Ngày 10/3/2017, Hội đồng thẩm định để mua tác phẩm mỹ thuật phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế được thành lập. Hội đồng đã ban hành tiêu chí chọn lựa tác phẩm và xác định trong năm nay, sẽ đầu tư 1 tỷ đồng để sưu tập tranh của bốn họa sĩ danh tiếng là Tôn Thất Đào, Đinh Cường, Bửu Chỉ, Vĩnh Phối cùng một số tác giả khác.

Họa sĩ Nguyễn Đại Giang (bên trái) trao 3 tác phẩm mỹ thuật cho đại diện Sở Văn hóa - Thể thao

Những xác tín cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế

Năm 2013, tỉnh xác định xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật Huế (giai đoạn 2021 - 2030). Ngày 9/12/2015, Quyết định số 2854 của UBND tỉnh về việc “Phê duyệt Đề án phát triển mỹ thuật Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” nêu rõ: “Bố trí ngân sách tuyển chọn các tác phẩm mỹ thuật, các bộ sưu tập có giá trị để tạo tiền đề cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế”.

Trước đây, mặc dù Bảo tàng Mỹ thuật Huế chưa ra đời nhưng tỉnh đã có chủ trương giao cho Sở Văn hóa & Thể thao (VH&TT) mỗi năm dành một khoản kinh phí sưu tập được 12 tác phẩm mỹ thuật xuất sắc đạt giải qua các đợt liên hoan nhằm làm cơ sở cho việc hình thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế về sau. Ngày 9/9/2016, thông qua sự giới thiệu của Tạp chí Sông Hương, danh họa Nguyễn Đại Giang đã tặng 3 bức tranh Upsidedownism (nghệ thuật đảo ngược) cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế tương lai. Như vậy đến cuối năm 2016, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã có 15 bức tranh “làm vốn”, đang lưu giữ tại Sở VH&TT.

Những khởi động mới

Ngày 10/3/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao ký Quyết định 477/QĐ-UBND thành lập Hội đồng thẩm định để mua các tác phẩm mỹ thuật có giá trị  phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Hội đồng gồm 14 thành viên, bao gồm các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, những người làm chuyên môn, nhà nghiên cứu có uy tín, năng lực thẩm định nghệ thuật; có nhiệm vụ thẩm định giá trị các tác phẩm giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét chọn và mua các tác phẩm mỹ thuật phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Tháng 4/2017, Hội đồng thống nhất quy chế làm việc. Theo đó, tiêu chí chọn lựa tác phẩm mỹ thuật và trình tự ưu tiên sau: Tác phẩm nổi tiếng, có giá trị nghệ thuật tiêu biểu, đánh dấu sự phát triển của mỹ thuật Huế qua các thời kỳ; tác phẩm có giá trị nghệ thuật của họa sĩ, nghệ sĩ đã thành danh, nổi tiếng trong nước và quốc tế; tác phẩm đạt giải thưởng cấp tỉnh trở lên; có giá trị tiêu biểu của họa sĩ, nghệ sĩ sinh sống, học tập và làm việc ở Thừa Thiên Huế; các tác phẩm sáng tác về Huế có giá trị; tác phẩm mỹ thuật đương đại và truyền thống (cung đình và dân gian) mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương, của các dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại; tác phẩm có giá trị cao nội dung tư tưởng, thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa; tác phẩm mỹ thuật thể hiện những thành tựu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Các bộ sưu tập giai đoạn 2017 - 2022

Đầu tháng 7 vừa qua, Hội đồng soạn thảo “Đề cương sưu tầm tác phẩm mỹ thuật phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế, giai đoạn 2017 - 2022". Theo đó, về mỹ thuật đương đại, chú ý nhiều thể loại, như hội họa, điêu khắc... bằng các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, gỗ, bút sắt… Nội dung phản ánh nhiều mặt của đời sống, giai đoạn lịch sử đương thời. Đề cương thống kê danh sách những họa sĩ tiêu biểu  đóng góp lớn trong việc xây dựng nền Mỹ thuật Huế, từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 dưới triều Nguyễn đến sau này.

Tranh sơn dầu, lụa, sơn mài có thể nhắc đến những tên tuổi lớn ngày xưa, như: Lê Văn Miến, Tôn Thất Sa, Nguyễn Khoa Toàn, Nguyễn Văn Nhơn, Trần Văn Phềnh, Tôn Thất Đào, Phạm Đăng Trí, Mai Trung Thứ, Vĩnh Phối, Đinh Cường, Trịnh Cung, Lâm Triết, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Hoàng Đăng Nhuận, Dương Đình Sang, Đỗ Kỳ Hoàng… Điêu khắc có Lê Thành Nhơn, Phạm Văn Hạng, Mai Chửng… Vẽ truyền thần, phong cảnh hay tĩnh vật, quảng cáo có họa sĩ Ngọc Lựu, ba anh em nhà họa sĩ Phi Hùng, Phi Long và Maria Mộng Hoa, Lê Vinh . . . Những tên tuổi của hội họa cả nước có liên quan đến mỹ thuật Huế, như: Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Đức Nùng, Phạm Viết Song, Nguyễn Tiến Chung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị… Các  họa sĩ nước ngoài, như Victor Tardieu, J. Inguimberty...

Đề cương đặc biệt lưu ý đến các loại hình mỹ thuật quan trọng như pháp lam. Huế là nơi mà mỹ thuật trên chất liệu pháp lam được tạo nên từ kỹ nghệ tích hợp nhiều ngành nghề thủ công, kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa làm cho các sản phẩm pháp lam trở nên độc đáo và đa dạng. Sơn mài, có mặt khắp nơi từ các đình chùa, đình làng đến đền đài lăng tẩm, cung điện của vua chúa. Sơn mài có trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý như hoành phi, câu đối, hộp, kiệu, võng, án thư... Tranh gương và tranh khắc bản nhất thi nhất họa đã được du nhập và sử dụng trang trí trong một số công trình kiến trúc cung đình Huế. Tranh khảm xà cừ sử dụng vỏ ốc biển tạo nên sự sống động, thần thái cũng như chiều sâu của sản phẩm. Tranh làng Sình, tranh làng Chuồn với nghệ thuật dung dị, mộc mạc, huyền bí để lại ấn tượng đẹp cho người xem, bổ sung vào nguồn tư liệu, vốn cổ về cảm quan thẩm mỹ dân gian Huế.

Các tác phẩm điêu khắc đồng, vật dụng… được làm ra từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân ở các cơ sở đúc đồng Huế. Các tác phẩm điêu khắc gỗ ở Mỹ Xuyên mang đường nét đặc trưng tiêu biểu cho phong cách trang trí có giá trị thẩm mỹ cao trước đây của xứ Huế. Gốm Phước Tích đã tồn tại qua hơn 500 năm với những sản phẩm gốm gồm lu, vại, om, tréc, lọ hoa… Tranh thêu ở Huế có từ 300 năm trước…Thủ công mỹ nghệ dệt dzèng trong cộng đồng người Tà Ôi, A Lưới hiện lưu truyền khoảng hơn 50 hoa văn trên vải dzèng. Nghệ thuật Trúc chỉ là một loại hình mới của nghệ thuật - giấy, giấy - nghệ thuật tại Việt Nam, do họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự khởi lập và vận hành từ năm 2002. Các loại hình nghệ thuật khác, như: Nghệ thuật trang trí mặt nạ tuồng Huế; nghệ thuật chế tác kim hoàn, điêu khắc đá, đồ xương, đồ mây tre đan…; nghệ thuật tạo tác và trang trí diều; trang trí nón bài thơ, trang trí đất nung; nặn con giống dân gian Huế; nghệ thuật hoa giấy…

Bài, ảnh: Hồ Hoàng Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top