ClockChủ Nhật, 07/06/2020 06:35

Không gian đọc bên bờ sông Hương

TTH - Không chỉ là không gian thơ mộng để đi bộ, đạp xe đạp, tập thể dục hay ngắm cảnh, đường đi bộ dọc hai bờ sông Hương còn là một không gian đặc biệt với nhiều người đam mê đọc sách.

Một thành phố sách cho Huế, tại sao không?Văn hóa đọc: Gian nan từ việc chọn sách

Các em nhỏ của CLB Đọc sách vui vẻ chăm chú đọc sách ở công viên, cạnh đường đi bộ bên bờ sông Hương. Ảnh: K.L

Những chiếc ghế nép mình dưới những tán cây xanh mát đã trở thành điểm dừng chân với nhiều bạn trẻ, cụ già bên cạnh những cuốn sách mà họ yêu thích. Điều này góp phần khơi gợi thói quen đọc sách ở những không gian mở.

Ngồi một góc dưới tán cây dày đặc trên đường đi bộ dọc sông Hương ở phía Bắc, chăm chú bên một cuốn tiểu thuyết, Nguyễn Hoài Nhân (21 tuổi, sinh viên một trường đại học trên địa bàn TP. Huế) thi thoảng hít thở không khí nhẹ nhàng của làn gió thổi lên từ sông. Nhân kể, niềm đam mê đọc sách đã có từ nhỏ, ảnh hưởng từ gia đình và được nuôi nấng cho đến ngày hôm nay. Ngày nào cũng đọc đã trở thành thói quen và nhờ thói quen ấy đã hình thành trong chàng trai trẻ một lớp kiến thức dày đặc từ ngành học theo đuổi cho đến các kiến thức xã hội liên quan.

“Nhưng để có được niềm đam mê ấy, ngoài rất nhiều vấn đề liên quan, em nghĩ không gian đọc là một trong những tác động quan trọng, giúp khơi gợi và kích thích người đọc rất nhiều”, Nhân nói lý do mà mình tìm ra bờ sông Hương để ngồi đọc.

Nhiều bạn trẻ cho rằng, không gian đường đi bộ là điểm đọc sách gần gũi với thiên nhiên. Ảnh: HOB

Từng ngồi đọc ở nhiều không gian khác nhau, nhưng Nhân nói rằng không gian bờ sông Hương là nơi ấn tượng nhất. Bởi theo lý giải của Nhân, chẳng có không gian nào thơ mộng, đẹp với hệ thống cây xanh dày đặc “rừng trong phố” nằm ngay giữa lòng đô thị sang trọng như thế, rất thuận lợi cho những người yêu đọc sách. “Thử nhìn xem, nhiều công viên công cộng giáp sông khác trên thế giới, người ta nằm nghiêng ngả, rồi chạy nhảy, nhưng ai cũng cầm trên tay cuốn sách. Họ đọc, đọc và đọc bất cứ khi nào”, Nhân nói.

Khác với Nhân, nhiều bạn trẻ khác từng có ý nghĩ đem sách ra đọc ở công viên, đường đi bộ từ rất lâu nhưng e ngại. Hỏi e ngại vì điều gì, đa số có câu trả lời chung rằng nghĩ mọi người không quen với hình ảnh đó, họ đi qua rồi nhìn chăm chăm nên cảm thấy khó chịu, không được thoải mái.

Nhưng rồi, khi thấy hình ảnh của nhiều người khác đọc sách ở đó, nhiều bạn trẻ cũng không còn ngại ngùng, mà cảm thấy dễ chịu, thoải mái đọc ở không gian này. “Đúng là đọc sách ở không gian đường đi bộ cạnh sông Hương vào những ngày cuối tuần giúp mình thư giãn và lấy lại được năng lượng cho bản thân sau cả tuần bận rộn với học tập, công việc”, Lê Quang Minh (TP. Huế) chia sẻ.

Còn với chị Nguyễn Khánh Linh, Chủ nhiệm CLB Đọc sách vui vẻ - nơi có hàng chục em tham gia với tình yêu đọc sách thì từ khi có đường đi bộ dọc hai bờ sông Hương, các thành viên CLB đã có thêm một không gian đọc mới. Cứ đến cuối tuần, chị Linh cũng như nhiều phụ huynh khác hẹn hò nhau đưa các em đến tuyến đường đi bộ này để tổ chức các buổi đọc, chia sẻ văn hóa đọc và giới thiệu những cuốn sách mới.

Chị Linh nói rằng, giữa một không gian thân thiện, nhẹ nhàng như thế, nó giúp ích rất nhiều trong việc tiếp cận với sách, với văn hóa đọc cho các em nhỏ. Các em có thể thoải mái lật từng trang sách để đọc, ngoài ra vừa có thể thả mình dưới bóng mát của không gian mở. Việc này vừa hình thành thói quen tập trung đọc sách ở một không gian mới, vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa là cách truyền cho trẻ em thông điệp hãy đọc sách mỗi lúc, mỗi nơi khi có thể.

Những hình ảnh của CLB Đọc sách vui vẻ được chị Linh chia sẻ lên mạng xã hội và nhận được rất nhiều chia sẻ tích cực. Họ cho rằng, những hình ảnh ấy không chỉ tạo ra nét đẹp trong mắt nhiều người, mà còn là niềm cảm hứng về việc tạo ra thói quen đọc sách cho không riêng trẻ em mà y cả người lớn.

Chứng kiến cảnh đọc sách ấy, nhiều người cho rằng tại sao không mở một đường sách ven sông, dưới những tán cây dọc theo đường đi bộ. Nó không chỉ là một điểm dừng chân mà còn là một không gian văn hóa, nơi lan tỏa và khơi gợi niềm đam mê đọc sách của người Huế và nhiều người yêu văn hóa đọc.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top