ClockThứ Sáu, 06/01/2017 08:50

Lần đầu tiên trưng bày 16 bảo vật quốc gia Việt Nam

Ngày 10/1 tới, 16 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) sẽ được giới thiệu tới công chúng.

Ngày 10/1 tới, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) sẽ tổ chức trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". Đây là lần đầu tiên, 16 bảo vật Quốc gia đang lưu giữ tại bảo tàng được giới thiệu tới công chúng.

Trưng bày sẽ giới thiệu khái quát, hệ thống về những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của các bảo vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hơn 2.000 năm, đến các thời đại của văn minh Đại Việt và các triều đại phong kiến cho đến khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Bên cạnh việc nêu bật những giá trị đặc biệt, trưng bày còn đưa ra những câu chuyện lịch sử, văn hóa hấp dẫn liên quan đến bảo vật, từ đó giúp công chúng hiểu biết thêm về tư duy thẩm mỹ, sự sáng tạo, bàn tay tài hoa của cha ông ta.

Trong 16 bảo vật sắp trưng bày, có Ấn vàng “Sắc mệnh chi bảo” thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 8 (1827); Trống đồng Ngọc Lũ, thời kỳ văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2000 – 2500 năm; Mộ thuyền Việt Khê; Bình vẽ thiên nga, gốm hoa lam, thời Lê sơ, thế kỷ 15; Chuông chùa Vân Bản, thời Trần, thế kỷ 13 – 14; Tác phẩm "Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Mộ thuyền Việt Khê

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: "Chúng tôi coi đây là một trưng bày đặc biệt mà lần đầu tiên 16 bảo vật quốc gia đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ra mắt công chúng, qua đó giới thiệu về những giá trị, ý nghĩa, bối cảnh lịch sử của các bảo vật này.

Trong 16 bảo vật, những bảo vật Quốc gia thời văn hóa Đông Sơn chiếm tỷ lệ lớn, đây là những bảo vật có ý nghĩa về nhiều góc độ khác nhau, cả về giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, có niên đại rất sớm, là một nền văn hóa hết sức rực rỡ và phát triển trong thời kỳ văn minh đầu tiên của người Việt".

Chuông chùa Vân Bản, thời Trần, thế kỷ 13 – 14

Trưng bày “Bảo vật quốc gia Việt Nam” cũng sẽ giới thiệu tới công chúng các tài liệu khoa học liên quan như: bản vẽ, bản dập hoa văn, hình ảnh minh họa..., đồng thời sử dụng những kỹ thuật hiện đại trong việc trình chiếu các clip về quá trình phát hiện, nghiên cứu, ý kiến đánh giá của các chuyên gia về giá trị các bảo vật quốc gia trong trưng bày.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày

Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm “Cảnh trong vườn” của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).

Sưu tập tranh quý, dù chưa có không gian trưng bày
“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

Hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024 và nhân Lễ Vu lan năm Giáp Thìn, Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tại số 114 đường Mai Thúc Loan, TP. Huế tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” vào sáng 15/8.

“Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn”

TIN MỚI

Return to top