ClockThứ Bảy, 23/02/2019 06:31

Nâng tầm ẩm thực Việt

TTH.VN - Chiều 22/2, tại Trường Cao đẳng Du lịch Huế, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 3 mở rộng...

Hỗ trợ xây dựng đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực”Khai thác tiềm năng ẩm thực chay“Kinh đô ẩm thực” – quảng bá ẩm thực Huế

Hội Khoa học công nghệ Lương thực và Thực phẩm Việt Nam và Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam ký kết hợp tác

Một trong những nội dung quan trọng được tổ chức tại Hội nghị này là lễ ký kết hợp tác "Phát triển Văn hóa Ẩm thực Việt Nam" giữa 4 đơn vị, gồm: Hội Khoa học công nghệ Lương thực và Thực phẩm Việt Nam, trường Cao đẳng Du lịch Huế, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, đại học Công nghệ Sài Gòn. Việc Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam đẩy mạnh hoạt động phối hợp, kết nối với nhiều tổ chức, ngành, nghề cũng là điểm nhấn được các đại biểu đánh giá cao.

Tham dự hội nghị, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đặt ra hai vấn đề cần quan tâm hơn, gồm: Việt Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh về ẩm thực nhưng tại sao chưa thể thành “bếp ăn của thế giới” và liệu Hiệp hội có xem sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp diễn ra là cơ hội để quảng bá cho ẩm thực Việt Nam?

Cùng với hai vấn đề trên, theo ông Ngô Hoài Chung, trong các chương trình hoạt động, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam cần lấy doanh nghiệp làm trọng tâm và việc quản bá văn hóa ẩm thực Việt Nam làm định hướng; tăng cường các hoạt động hợp tác; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và tập hợp, đoàn kết các hội viên.

Đặc sản kẹo vừng Nam Định 

Trong ý kiến phát biểu của mình, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, TS. Nguyễn Nhã và GS.TSKH Lưu Duẩn cũng chia sẻ, góp ý nhiều vấn đề tâm huyết. Ông Nguyễn Đắc Xuân bày tỏ sự mong muốn và sẵn sàng phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam phát triển các hoạt động ẩm thực tại Huế, ở vai trò của một người nghiên cứu văn hóa. Riêng với việc thành lập Bảo tàng ẩm thực Việt Nam tại Huế, ông Xuân cho rằng đây đã là việc rất cấp bách, cần sớm đưa ra giải pháp để thực hiện và cách thức thực hiện như thế nào. 

Ông Xuân nói: “Trong thời gian tới, Hiệp hội cần phải tổ chức những hội thảo trong phạm vi vừa phải để bàn đến việc bảo tàng ẩm thực là gì và gồm có những gì. Thứ đến, Hiệp hội cũng cần có kênh thông tin điện tử riêng để thông tin kịp thời, cũng như tiếp nhận những phản hồi kịp thời những vấn đề, hoạt động liên quan đến bảo tàng ẩm thực. Điều này sẽ rất hữu ích cho việc sớm thành lập Bảo tàng ẩm thực Việt Nam tại Huế”.

Theo GS. TSKH Lưu Duẩn, Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, bên cạnh những hoạt động bề nổi, Hiệp hội cần có thêm nhiều hoạt động hướng đến vấn đề nâng cao dân trí về ẩm thực, trong đó ưu tiên đối tượng học sinh, sinh viên và các bà nội trợ. Việc giáo dục ẩm thực cho người dân cần quan tâm đến 3 nội dung, gồm: kiến thức về dinh dưỡng an toàn thực phẩm; giá trị của các loại sản vật và văn hóa ăn uống.

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam thành lập năm 2017, đến nay có gần 200 hội viên, cả cá nhân và tập thể. Trong năm 2019, Hiệp hội dự kiến phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với các địa phương và các hiệp hội nghề nghiệp khác để tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như: Ngày hội Nữ giới Bộ Ngoại giao; hợp tác tổ chức đào tạo văn hóa ẩm thực cho các nhà ngoại giao; tổ chức festival Mắm Việt; festival ẩm thực với thủy hải sản miền Trung, với nông sản miền Tây Nam Bộ…

Dịp này, Hội nghị ra mắt các CLB Nghệ nhân Ẩm thực dân gian và đương đại Việt Nam, CLB Nghệ nhân Bếp chuyên nghiệp và CLB Bếp tại Quảng Trị; ra mắt Ban vận động Hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Văn hóa Ẩm thực các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long

TIN MỚI

Mua chảo chống dính cao cấp tại MinhausNhà Hàng Dragon Palace Sản xuất bếp á 1 họng inox giá rẻ Cách phối hợp hương vị
Return to top