ClockThứ Tư, 28/02/2018 05:36

Nét đẹp lễ hội ở Huế

TTH - Không náo nhiệt như nhiều lễ hội ở khắp mọi miền quê khác trên cả nước, Huế vẫn có những lễ hội dân gian truyền thống ngay sau Tết Nguyên đán thu hút đông đảo du khách thập phương tìm về tham dự. Ở đó, nét đẹp lễ hội xa xưa vẫn được gìn giữ nhưng vẫn phát huy theo đúng tinh thần của thời hiện đại.

Vịnh Lăng Cô sôi động với lễ hội đua thuyền truyền thốngLoại bỏ lễ hội phản cảm, bạo lựcLễ hội Cà phê Lào thúc đẩy ngành công nghiệp địa phươngLễ hội thơ Nhật-Trung-Hàn hưởng ứng Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018Lễ hội Flamenco quốc tế tròn 30 năm tuổi

Vật làng Thủ Lễ. Ảnh: Trương Vững

Những ngày mùa xuân, xuôi về các làng quê đất Cố đô, lữ khách hòa vào dòng người bản địa để tìm thấy nụ cười sảng khoái giữa những cuộc vui mùa hội. Có thể kể đến những lễ hội đu tiên ở Điền Hòa, Phong Hiền (Phong Điền), vật Thủ Lễ ở xã Quảng Phước (Quảng Điền),vật làng Sình ở Phú Mậu (Phú Vang), lễ hội đền Huyền Trân Công chúa (phường An Tây, TP. Huế)... Tất cả lưu giữ nét đẹp tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, văn hóa dân gian tồn tại hàng trăm năm qua. Mỗi lễ hội gắn với một điển tích về lệ làng, thể hiện nét đẹp văn hóa, mong ước mang lại những điều may mắn cho mọi người.

Hội vật Thủ Lễ vào dịp đầu xuân có từ xa xưa. Ở hội vật này, ngoài mục đích cầu quốc thái dân an còn là nơi tôn vinh những thanh niên cường tráng, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm, mưu trí và tinh thần thượng võ. Ngày nay, hội vật vẫn được duy trì đều đặn vào mồng 6 tết hàng năm. Hội vật làng Sình cũng tương tự.

Lễ hội đền Huyền Trân (phường An Tây, TP. Huế) được tổ chức trang nghiêm, được người dân, du khách đánh giá cao. Ảnh: Nhật Minh

Người tham gia lễ hội trước là để tỏ lòng thành kính về mặt tín ngưỡng, sau là để cầu chúc cho bản thân và gia đình gặp điều bình an trong cuộc sống, vạn sự tốt lành chứ không nặng cầu danh, cầu lộc, tiền tài... Các chùa chiền, nơi thờ tự, nơi tổ chức lễ hội tại Huế không có những hoạt động mang tính dị đoan, khấn thuê, đốt vàng mã với số lượng lớn; một số lễ hội du khách tham gia với số lượng đông nhưng khá hài lòng về cách triển khai của ban tổ chức.

“Mình từng trải nghiệm ở nhiều vùng, miền khác nhau trên cả nước vào dịp tết và vô cùng ấn tượng với Huế bởi được đắm mình trong nhiều lễ hội đặc sắc, hướng con người đến những giá trị nhân văn, đạo đức và vươn tới cái đẹp qua cách tổ chức”, bạn trẻ Nguyễn Kim Thanh (Hà Nội) chia sẻ khi hòa mình vào những lễ hội đầu năm Mậu Tuất ở Huế. Thanh kể, đã đi nhiều lễ hội ở các tỉnh, thành và thấy không hài lòng bởi tình trạng không nghiêm túc, đi dự theo cách đánh đổi niềm tin, cướp giật, chen lấn thô bạo...

Lễ hội đu tiên. Ảnh: Đình Huy

Trong khi đó, người bạn đi cùng Thanh là Thu Hương thích nhất chính ở sự trật tự, tôn nghiêm khi trải nghiệm mùa lễ hội, viếng chùa Huế. Hương khá bất ngờ khi dòng người vào các chùa những ngày đầu năm rất đông đúc nhưng lại không ồn ào, chen lấn, thay vào đó ai ai cũng nhẹ nhàng, từ tốn. “Người Huế đến với chùa bằng sự chân thành, và điều mình không thấy đó là nạn rải tiền, xoa tiền lên các tượng Phật bên trong chùa như nhiều nơi ở phía Bắc”, Hương cảm nhận.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh đã lý giải về nét đẹp lễ hội của Huế. Theo ông Vinh, lễ hội Huế gói gọn trong phạm vi nhỏ, không có sự trục lợi trong từng lễ hội, không có tình trạng tranh giành cướp lộc, vì vậy không tạo ra sự phản cảm. “Từ đó có thể đánh giá văn hóa Huế đã đem lại cho con người Huế cách ứng xử tốt đẹp. Những nơi tổ chức lễ hội luôn có ý thức cẩn trọng, không biến lễ hội thành động cơ trục lợi, và không dung thứ cho việc trục lợi đối với ai tham gia lễ hội”, ông Vinh nhận định.

Với vai trò quản lý, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khẳng định, Huế là nơi tập trung khá nhiều lễ hội và vấn đề tổ chức được thể hiện rất tốt bởi quan trọng nhất vẫn ở chỗ người dân Huế gìn giữ được nếp thuần phong mỹ tục cùng tinh thần tự giác. Ngoài ra, sở thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong quá trình diễn ra lễ hội.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su

Nằm nép mình dưới chân dãy Bạch Mã hùng vĩ, thôn Khe Su, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, là nơi cư trú của một cộng đồng nhỏ người Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm từ các cấp chính quyền, người dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.

Đổi thay cuộc sống người Mường ở Khe Su
Thông tin doanh nghiệp:
2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế

Tại Huế, 2S HOUSE là cái tên sáng giá trong lĩnh vực xây nhà trọn gói, được đông đảo khách hàng tin tưởng nhờ sự tận tâm, chuyên nghiệp và đa dạng dịch vụ. Không chỉ kiến tạo nên những ngôi nhà bền đẹp, 2S HOUSE còn mang lại giá trị sống đích thực, góp phần nâng tầm không gian sống của gia đình Việt. Hãy cùng khám phá những yếu tố giúp 2S HOUSE trở thành thương hiệu được yêu thích tại vùng đất Cố đô.

2S HOUSE – Giải pháp toàn diện cho dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huế
Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Return to top