ClockThứ Năm, 20/09/2018 21:22

Ngắm Hổ Quyền – Voi Ré trong quá trình bảo tồn

TTH.VN - Cụm di tích Hổ Quyền - Voi Ré (phường Thủy Biều, TP. Huế) là một bộ phận cấu thành của quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Bên cạnh ý nghĩa lịch sử của công trình, Hổ Quyền - Voi Ré còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tư tưởng thời Nguyễn. Trải qua thời gian, công trình hiện nay đang được bảo tồn, tu bổ...

Gian nan bảo tồn kiến trúc PhápGắn bản sắc với phát triểnTìm phương án bảo tồn bức tranh Cửu long ẩn vân ở chùa Diệu ĐếTrưng bày, giới thiệu dự án phục hồi điện Kiến TrungBảo tồn & phát huy giá trị Hải Vân Quan

Hổ Quyền là một di tích đặc biệt trong Quần thể di tích Cố đô Huế đang trong quá trình bảo tồn

Tại di tích Hổ Quyền, công tác bảo tồn, tu bổ đang được tiến hành với rất nhiều hạng mục từ bức tường thành có hình vành khăn, khán đài, bậc cấp, cánh cửa... Về cơ bản, việc bảo tồn, tu bổ “đấu trường” này gần hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn một vài hạng mục nên vẫn chưa thể mở cửa đón du khách.

Di tích này sẽ tu bổ cầu thang bậc cấp lên xuống bằng gạch vồ không tô trát, phục hồi lan can 2 bên bậc cấp, phục hồi hai bậc cấp đá thanh ở cầu thang thứ nhất; bảo tồn, tu bổ khán đài vua ngồi; tu bổ cửa voi ra vào, chuồng cọp, khối tường xây; phục hồi các đầu cá thoát nước mặt đỉnh tường thành theo vết tích còn lại.

Như ý nghĩa mà hai chữ Hổ Quyền bao hàm, đây thực sự là một chuồng nuôi hổ. Song bên cạnh đó, nó còn có chức năng của một đấu trường độc đáo mà theo sự hiểu biết của chúng tôi thì không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ. Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Vòng thành trong cao 5,90m; vòng thành ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 10-15 độ tạo thế vững chãi kiểu chân đê. Chu vi tường ngoài Hổ Quyền là 145m, đường kính lòng chảo là 44m.

Cách đó kho 500m, điện Voi Ré cũng được bảo tồn, tu bổ và phục hồi. Hạng mục chính ở đây là miếu Long Châu. Đây là công trình đã có ý nghĩa lịch sử, lễ hội, giá trị văn hóa và kiến trúc rất sâu sắc, thể hiện sức mạnh của quyền lực trong triều đại phong kiến Việt Nam. Đến thời điểm này, các chuyên gia đang thử các màu sơn. Trước đó đã bắt tay phục hồi, tu bổ bờ mái, lợp ngói liệt, lát nền, tu bổ phục hội cấu kiện cột, kèo, bộ vì trến con chồng, xuyên, xà, cửa thượng song hạ bản, liên ba, thanh vọng, hệ dàn mái, rui, diềm, dũi, ván ốp…

Điện Voi Ré là một công trình được xây dựng khá sớm, từ năm 1817 dưới thời vua Gia Long. Đây là một công trình có giá trị về mặt lịch sử, gắn liền với truyền thuyết về những con voi trung thành và có công đối với đất nước. Trong thời Nguyễn, nhất là giai đoạn sớm, Tượng quân (đội quân voi) là một trong những lực lượng quan trọng của quân đội, từng tham gia chiến trận và lập nhiều công lớn. Vì vậy những con voi rất được coi trọng, khi chết chúng được thờ như những vị thần. 

Tuy có quy mô nhỏ, các công trình kiến trúc ít cầu kỳ, nhưng Miếu Long Châu vẫn có những giá trị nhất định về mặt kiến trúc... Công trình thể hiện rõ phong cách kiến trúc đơn giản, phóng khoáng của thời Gia Long. Có kết cấu gỗ làm chủ đạo, với cấu tạo truyền thống và thuộc loại hình khá đơn giản, với kết cấu đặc trưng của một điện thờ (tiền điện – chính điện) đã xác định rõ điểm nổi bật trong bố cục tổng thể điện Voi Ré. Nội điện có các hàng cột gỗ mang kết cấu cột – kèo – xà – trến. Nội thất có hoành phi, bao lam gỗ được chạm trổ tinh tế. Hoành phi thể hiện dưới dạng đại tự chữ Hán, được sơn son thếp vàng. Ngoài ra, trong công trình với 7 tờ sắc phong thần từ triều Gia Long đến Khải Định và lưu giữ nhiều đồ tự khí quí giá. Bên cạnh kiến trúc truyền thống, một số hiện vật trong di tích là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao như các bàn hương án được chạm khắc từ gỗ rất tinh tế, sắc sảo làm tăng thêm tính chất nghệ thuật xứng đáng được bảo tồn. 

Việc trùng tu, phục hồi cả hai công trình nói trên sẽ làm phong phú thêm cho quần thể di tích cung đình Huế, làm hồi sinh một di tích có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, kiến trúc và lịch sử. Dự kiến phải qua năm sau, cả hai công trình mới hoàn thiện.

Các bức tường thành Hổ Quyền xuống cấp đang trong quá trình được tu bổ lại

Do đang trong quá trình bảo tồn nên công trình chưa thể mở cửa đón du khách

Việc bảo tồn di tích Hổ Quyền bám theo thông tin sử liệu 

Chức năng của của Hổ Quyền là một đấu trường độc đáo: đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ

Phối cảnh di tích Hổ Quyền sau khi hoàn thành công tác bảo tồn

Công trình kiến trúc quan trọng nhất trong khu vực điện Voi Ré là Miếu Long Châu đang được trùng tu

Nhiều hoa văn, họa tiết được trùng tu lại rất đẹp

Hệ thống cột kèo bên trong điện Voi Ré được trùng tu lại

Điện Voi Ré không phải nổi tiếng bởi quy mô lớn rộng hay kiến trúc đa dạng phong phú, mà nó được tôn vinh và đưa vào Quần thể Di tích Cố đô Huế nằm trong Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới vì nó thể hiện được tính nhân văn độc đáo của con người Việt Nam

HÀN ĐĂNG - P. THÀNH (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Return to top