ClockThứ Ba, 08/12/2020 15:19

Thêm cơ hội trong bảo tồn di tích Cố đô Huế

TTH.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc xin kéo dài thời gian thực hiện Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020

Đẩy nhanh chuyển đổi số để hấp dẫn du khách“Ba địa phương - Một điểm đến nhiều trải nghiệm”

Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6 năm 2010. 

Tuy nhiên, quá trình triển khai đề án do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, nhiều dự án thành phần nằm trong quy hoạch chưa được giao kế hoạch vốn để triển khai thực hiện. Trong khi, giai đoạn của quy hoạch chỉ xác định đến năm 2020. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để triển khai mới một số dự án là không đủ cơ sở pháp lý.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Cố đô Huế thời kỳ 2021-2030. Trong quá trình lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch triển khai lập đồng thời các quy hoạch đảm bảo tính kế thừa, thống nhất và đồng bộ giữa các loại quy hoạch theo quy định.

Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030 đang trong quá trình lập, chưa hoàn thiện hồ sơ để tổ chức thẩm định và trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông nhất với đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép kéo dài thời gian thực hiện Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020 cho đến khi Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Cố đô Huế thời kỳ 2021-2030 được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tin, ảnh: Hoàng Loan

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Khi cơ chế đặc thù được phát huy

Các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đang trở thành công cụ hỗ trợ phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi cơ chế đặc thù được phát huy
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top