ClockThứ Sáu, 24/03/2023 14:22

Phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm đặc sắc

TTH.VN - Trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh Ca Huế với tổng số 519 nhạc công và diễn viên. Trong đó, có 287 diễn viên và 232 nhạc công.

“Sắc Huế mùa xuân”Đêm thơ “Nhịp điệu mới” mở đầu Festival Thơ Huế 2023Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn

leftcenterrightdel
Biểu diễn ca Huế trên sông Hương 

Thông tin này được đưa ra tại hội nghị “Tổng kết đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 – 2022” diễn ra sáng 24/3 tại UBND tỉnh.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao từ năm 2019 đến năm 2022, đã phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 3 lớp tập huấn và cấp giấy chứng nhận hát Ca Huế cho 113 giáo viên bộ môn âm nhạc của 100 trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các giáo viên đã đưa Ca Huế vào dạy lồng ghép trong chương trình môn âm nhạc để giới thiệu, truyền dạy cho các em học sinh. Việc đưa di sản Ca Huế vào trường học sẽ giúp các em có niềm đam mê với Ca Huế nói riêng và âm nhạc truyền thống dân tộc nói chung, có khả năng thực hành biểu diễn, cảm thụ những làn điệu Ca Huế. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản Ca Huế.

Ngoài ra, tiếp tục duy trì, củng cố hoạt động các CLB Ca Huế trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức và nội dung sinh hoạt phong phú, phù hợp với yêu cầu hiện nay về việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Ca Huế.

Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm một số CLB Ca Huế cho học sinh tại các Trường ở thành phố Huế như THCS Nguyễn Tri Phương, THCS Thống Nhất, THCS Trần Cao Vân, thu hút nhiều học sinh tham gia.

Thời gian qua, hoạt động Ca Huế cơ bản đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh Ca Huế với tổng số 519 nhạc công và diễn viên. Trong đó, có 287 diễn viên và 232 nhạc công.

Nhằm giới thiệu, nghiên cứu, khẳng định giá trị sâu sắc về văn hóa, lịch sử của nghệ thuật Ca Huế gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức biên soạn, xuất bản các ấn phẩm: “Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” (NXB Thuận Hóa, 2019), “Nghệ thuật Ca Huế trong xã hội đương đại” (NXB Thuận Hóa, 2022), “Khúc Hương Bình” (NXB Thuận Hóa, 2022), “Miền Hương Ngự” (NXB Thuận Hóa, 2022). Đặc biệt, UBND tỉnh đã quyết định chọn ấn phẩm “Ca Huế - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” để tái bản có bổ sung, đưa vào Tủ sách Huế.

Sở đã triển khai xây dựng ứng dụng Ca Huế nhằm mục đích tăng cường các biện pháp quản lý và quảng bá, giới thiệu về nghệ thuật Ca Huế. Tập trung công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ diễn viên, nhạc công Ca Huế phục vụ khách du lịch.

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân  có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế

UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao sự chung tay của các sở, ngành và các nghệ sĩ trong chặng đường để bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật Ca Huế trong thời gian qua. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành, các địa phương để có những chính sách cụ thể để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của Ca Huế.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng đề nghị ngành Văn hóa và Thể thao cần có những giải pháp, chủ trương định hướng cho việc phát huy các giá trị của Ca Huế trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá một cách thực chất và khoa học trong việc triển khai.

Cùng với đó, đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế cần đi vào những chính sách và giải pháp cụ thể; đưa ra các giải pháp, tạo ra hệ thống cơ sở vật chất để khai thác, phát triển các giá trị của Ca Huế.

Cần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu những giá trị nghệ thuật Ca Huế đến với quần chúng nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Tiếp tục thực hiện công tác lưu giữ tư liệu và sắp xếp bài, vở của Ca Huế trên các hệ thống. Đặc biệt, chú trọng công tác phát huy giá trị và xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm dịch vụ văn hóa du lịch đặc sắc.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 10 tập thể và 15 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 – 2022.

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top