Theo đó, giai đoạn 2021-2025 phấn đấu có 1 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT). Tổ chức 29 trại sáng tác VHNT, 27 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 11 cuộc hội thảo VHNT, 3 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 2 tác phẩm dịch thuật… Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các ciên hoan, cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 02 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2021. Thành lập và duy trì hoạt động 10 câu lạc bộ, Chi hội VHNT tại các huyện, thị xã, thành phố.
Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu có 1 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Tổ chức 30 trại sáng tác VHNT, 30 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 10 cuộc hội thảo VHNT, 3 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 02 tác phẩm dịch thuật… Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các liên hoan, cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 2 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2025. 100% các huyện, thị xã, thành phố có Câu lạc bộ, Chi hội VHNT hoạt động sôi nổi, chất lượng.
Để đạt được các chỉ tiêu nói trên, cần có một số giải pháp quan trọng như hình thành các nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình tác phẩm VHNT trên từng lĩnh vực, nghiên cứu di sản văn hóa dân gian; Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, giao lưu về VHNT có quy mô không chỉ trong tỉnh mà cả quốc gia, quốc tế; Tổ chức các liên hoan, giao lưu, giới thiệu tác phẩm VHNT cho học sinh, sinh viên để thế hệ trẻ tiếp cận tác phẩm VHNT về quê hương…
Nhật Minh