ClockThứ Hai, 11/12/2023 20:53

Ra mắt bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ âm nhạc Trịnh Công Sơn

TTH.VN - Tiếp nối thành công của các bộ sưu tập “Xưa và nay”, “Nhật Nguyệt”, “Em đến từ nghìn xưa”, “Vũ khúc gấm lụa”, “Bóng – Hình”…, tối 14/12, nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu sẽ ra mắt bộ sưu tập áo dài mới mang tên “Màu thời gian” trong chương trình nghệ thuật, trình diễn thời trang “Diệu – Màu thời gian” tại TP. Hồ Chí Minh.

Áo dài Huế, chuyện kể từ dòng sôngNhà thiết kế Xuân Thu và câu chuyện tháng BaViết Bảo & những thiết kế áo dài đậm màu sắc Huế

Nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu (giữa) trong một lần ra mắt bộ sưu tập áo dài

Chương trình do gia đình Trịnh Công Sơn phối hợp cùng dự án sách “Thương hiệu Việt Nam - Thời Khắc Vàng” và Vietnam Brand Purpose tổ chức.

Hơn một buổi trình diễn thời trang thông thường, “Diệu - Màu thời gian” mang đến một không gian nghệ thuật đặc biệt, trong đó nhân vật chính là những tác phẩm áo dài Diệu đặc sắc. Đây là bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ ca khúc “Bốn mùa thay lá” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được thể hiện qua 4 chương: “Chiêu Đông”, “Giáng Thu, “Hiển Hạ” và “Nghinh Xuân”.

Các màn trình diễn nghệ thuật chuyên chở những thông điệp, câu chuyện gắn liền với những giai đoạn thăng trầm và phát triển của văn hóa Việt Nam cũng như dòng chảy thời gian trên thân phận của một đời người. Màu sắc và sự sáng tạo nghệ thuật trên những chiếc áo dài truyền tải được 4 mùa thay lá như “Màu của thời gian”, mang đến cảm xúc bất ngờ vì sự độc đáo, khác biệt với các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật.

Những mẫu áo dài của nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu

Nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu đã khéo léo, sáng tạo sử dụng kỹ thuật mới trong may áo dài chưa từng được nhà thiết kế nào khai thác, đó là kỹ thuật móc crocher. Các đường crocher thể hiện sự khéo léo của nghệ nhân, chỉ làm bằng tay, đây chính là điểm sáng tạo trong thiết kế áo dài Trịnh Hoàng Diệu. Crocher không chỉ là kỹ thuật, mà trong bộ sưu tập này, các đường crocher chính là nghệ thuật, thay cho các loại họa tiết. 

Sự độc đáo của bộ sưu tập là tối giản, không nhiều màu, không nhiều chi tiết, họa tiết. Thoát ly khỏi những hoa văn, long phụng theo lối cung đình Huế, tạo ra một không gian áo dài rộng hơn, phù hợp với nhiều miền văn hóa của nước Việt. Bộ sưu tập giữ được sự dịu dàng đằm thắm của phụ nữ Việt Nam nhưng vẫn trẻ trung cho giới trẻ năng động hiện đại lựa chọn.
 
Chương trình “Diệu – Màu thời gian” có sự tham gia của các nghệ sĩ: Biên đạo múa Alexander Tú, biên đạo múa Sebastien Lý, nghệ sĩ múa Linh Nga, người mẫu Alex Fox, nhóm nhảy LYRICIST, cùng nhiều nghệ sĩ, người mẫu khác. Đặc biệt, có sự tham gia của GS.TS Thái Kim Lan và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh.
MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Áo dài trong đời sống Huế

Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.

Áo dài trong đời sống Huế
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

TIN MỚI

Return to top