ClockThứ Bảy, 23/09/2023 17:20

Ra mắt bộ sách Huế kỳ bí qua góc nhìn của người phương Tây nửa đầu thế kỷ XX

TTH.VN - Bộ ấn phẩm “Huế kỳ bí” gồm 3 cuốn: Huế điều kỳ bí (Louis Chochod), Lăng Gia Long (Léopold Cadière) và Tuyển tập đồ bản và địa danh Kinh thành Huế (Henri Cosserat & Léopold Cadière) do MaiHaBooks liên kết cùng Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành vừa được giới thiệu đến công chúng chiều 23/9 tại Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế.

Ra mắt tủ sách Huế trong trường đại họcVị thế Huế qua các thời kỳ lịch sửRa mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”Ra mắt tập sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” của nhà thơ Lê Viết Tường

 Bộ 3 cuốn sách “Huế kỳ bí”

Buổi ra mắt thu hút đông đảo nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên.

Huế điều kỳ bí được đánh giá là cuốn sách gây nhiều bất ngờ với bạn đọc bởi nội dung phong phú, thậm chí “lạ lùng” khi tác giả mở đầu bằng những khái niệm rất cơ bản của Khổng giáo và Nho học, từ thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ luận của các nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại. Sách gồm 5 chương, phân tích và lý giải, khám phá các hiện tượng từ con người, xã hội, sự sống, dấu ấn tâm linh, cuộc sống thế tục cho tới những chuyển biến kinh tế, xã hội, tri thức đầu tiên của xứ Huế theo hướng “hiện đại hóa…

Trong khi đó, cuốn Lăng Gia Long - tác giả là Linh mục Léopold Cadière giúp bạn đọc sẽ hiểu hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, cùng những quan niệm nhân sinh quan mà chính Gia Long đã gửi vào quần thể lăng tẩm mình. Tác phẩm không những là một khảo cứu tỉ mỉ, mà nó còn mang giá trị ứng dụng rất cao, khi tác giả tập sách với ngòi bút khoáng đạt và lịch lãm của mình đã hướng tới một cuốn sách mà ngày nay ta quen gọi là sách “hướng dẫn du lịch”.

 Tại buổi ra mắt đã diễn ra tọa đàm xoay quanh bộ sách “Huế kỳ bí”

Cuối cùng, cuốn Tuyển tập đồ bản và địa danh Kinh thành Huế của hai tác giả Henri Cosserat & Léopold Cadière. Trong tác phẩm này, hai tác giả không chỉ trình bày cho chúng ta mỗi hình ảnh của các đồ bản, mà còn có phân tích kèm theo. 28 đồ bản (hoặc bình đồ) được xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện và được giới thiệu đầy đủ từ xuất xứ (thời gian, nguồn tư liệu, nơi công bố lần đầu…) cũng như ý nghĩa, công dụng cần thiết của chúng.

Cũng tại buổi ra mắt sách, đã diễn ra tọa đàm xoay quanh bộ sách với khách mời là hai diễn giả TS. Nguyễn Ngọc Tùng (Trưởng Khoa Kiến trúc) và TS. Lê Vũ Trường Giang (giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế). Cả hai đã cùng luận bàn, kiến giải những nét đặc sắc, độc đáo, kỳ bí của văn hóa Huế thông qua 3 ấn phẩm với những góc nhìn mới lạ từ các học giả phương Tây.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế

Sáng 24/11 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế tổ chức ra mắt ấn phẩm “Một trăm năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – Một góc nhìn”.

Nhìn về văn học quốc ngữ xứ Huế
Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”

Buổi Tọa đàm ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger” với sự tham gia của tác giả, diễn giả Amandine Dabat - TS. Lịch sử Nghệ thuật, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi, diễn ra ngày 5/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Ra mắt sách “Hàm Nghi - Hoàng đế lưu vong, nghệ sĩ ở Alger”
Đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữa

Tác giả Hoàng Thị Thọ đã gửi gắm với độc giả như thế tại buổi ra mặt hai tập sách của mình “Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế” và “Xin đi từ thơ ấu” (NXB Thuận Hóa) vào sáng 23/6 tại trụ sở Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế (22B Lê Lợi, TP. Huế).

Đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữa

TIN MỚI

Return to top