ClockThứ Sáu, 24/05/2024 16:43

Sẽ có không gian thực nghiệm, giao lưu nghề may 3 miền tại tuần lễ áo dài

TTH.VN - Ngày 24/5, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024 sẽ chính thức diễn ra vào chiều 24/6 với rất nhiều hoạt động, sự kiện tôn vinh áo dài Huế, áo dài Việt Nam, góp phần tuyên truyền quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá, xúc tiến về du lịch.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thểÁo dài Huế, một nét rất riêngTrang phục lịch sự khi đến nơi tôn nghiêm

 Du khách nước ngoài trải nghiệm thử áo dài tại một sự kiện về áo dài Huế

Cụ thể, chương trình khai mạc sẽ diễn ra chiều 24/6 tại 15 Lê Lợi, TP. Huế. Ngay sau đó cũng tại không gian này có không gian hoạt động thực nghiệm, trưng bày và giao lưu nghề may của nghệ nhân 3 miền.

Xuyên suốt một tuần diễn ra sẽ có các sự kiện liên quan như triển lãm mỹ thuật “Áo dài di sản”; lễ dâng hương, dâng hoa Chúa Nguyễn Phúc Khoát; diễu hành và tri ân Chúa Nguyễn Phúc Khoát; dâng hương lên Hoàng đế Minh Mạng - người đưa Áo dài trở thành quốc phục; giới thiệu sách “Chiếc áo 5 thân” và tọa đàm về việc chuẩn hóa trang phục áo dài truyền thống; chương trình nghệ thuật Áo dài “Hà Nội - Huế - Sài Gòn”; chương trình nghệ thuật “Áo dài Việt Nam với Hanbok/Hàn phục”; hoạt động Vũ điệu Áo dài; cuộc thi thiết kế và trình diễn áo dài “Họa tiết 12 con Giáp trên tem bưu chính”…

Ngoài ra, còn có các hoạt động hưởng ứng cộng đồng khác như áo dài hòa nhịp Huế thương; liên hoan giao lưu các câu lạc bộ thể dục thể thao, dân vũ, khiêu vũ; tặng áo dài cho công nhân lao động khó khăn; hội thi duyên dáng áo dài phường Đông Ba; “Áo dài làng cổ”, “Áo dài chợ quê”, “Áo dài dân vũ”, cuộc thi ảnh trực tuyến “Áo dài với di sản”, phong trào vẽ tranh về chủ đề áo dài truyền thống cho học sinh các trường THCS, THPT...

Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024 hướng đến khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị văn hóa độc đáo của áo dài Huế, xây dựng hình ảnh du lịch Huế gắn với áo dài, kích cầu du lịch phát triển. Qua đó, khẳng định thương và triển khai có hiệu quả đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách

“Áo dài truyền thống – hành trình trở lại” (NXB Thế Giới) vừa được ra mắt tại Huế - vùng đất được mệnh danh là kinh đô của áo dài. Ấn phẩm được xem như là cẩm nang xuyên suốt về áo dài, với sự góp mặt của các tác giả từ chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà báo…

Hành trình áo dài từ đời thực lên sách
Khi cộng đồng nói không với rác thải

Từng là những điểm đen ô nhiễm môi trường vì rác thải, nhưng nhờ nhận thức tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xanh, sạch hơn và tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng.

Khi cộng đồng nói không với rác thải
Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa

Sau hơn 4 năm triển khai, đề án “Huế - Kinh đô áo dài” đã ít nhiều lan tỏa đến với công chúng thông qua rất nhiều các hoạt động, sự kiện hưởng ứng. Cùng với đó là những chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may đo, cũng như khuyến khích, ủng hộ người dân mặc áo dài vào những dịp, sự kiện quan trọng, hình ảnh áo dài đã trở thành nét đẹp quen thuộc.

Lan tỏa hình ảnh áo dài theo hướng xã hội hóa
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
Chủ nhật vì cộng đồng

Từ phong trào Ngày Chủ nhật xanh, những hành động đẹp, thiện nguyện đã lan tỏa trong đời sống thường nhật.

Chủ nhật vì cộng đồng

TIN MỚI

Return to top