ClockThứ Sáu, 28/04/2023 20:03

Số hóa tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

TTH.VN - Phấn đấu sẽ sưu tầm, số hóa, xuất bản khoảng 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu sốPhụ nữ dân tộc thiểu số cũng chuyển đổi sốBàn giao 100 căn nhà cho hộ nghèo ở Nam Đông

leftcenterrightdel
 Ngoài việc sưu tầm, số hóa, còn xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ (Ảnh minh họa)

Đó là một trong những mục tiêu được UBND tỉnh đưa ra trong kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Ngày 28/4, UBND tỉnh cho hay đã ban hành kế hoạch nói trên. Theo đó, trong giai đoạn 2023 – 2026, sẽ sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác kiểm kê hàng năm để lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Ngoài việc sưu tầm, số hóa, còn xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Phấn đấu 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa. Bên cạnh đó, phấn đấu 50% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Giai đoạn 2027 – 2030, phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy. Phấn đấu 80% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa. Phấn đấu 80% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể…

Kế hoạch này cũng nêu rõ, đối tượng thực hiện sẽ là các thể loại văn học dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó phát huy các tác phẩm có giá trị tiêu biểu và hiện đang sử dụng thường xuyên, các tác phẩm có nguy cơ bị mai một và nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng các tác phẩm đã mất. Đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, nghệ nhân người dân tộc thiểu số, các già làng, trưởng thôn, bản khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ

Đến Đội HSNV Cảnh sát thuộc Phòng HSNV Công an tỉnh vào một ngày cuối tuần; cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, Đại úy Dương Thị Mỹ Hạnh vẫn đang miệt mài, cẩn trọng tổng hợp, sắp xếp, phân loại các hồ sơ cần số hóa, ghép lại từng mảnh tài liệu cũ đang có hiện tượng rách, mục nát.

Nỗ lực số hóa hồ sơ nghiệp vụ
Bước đột phá từ số hóa hồ sơ bệnh án

Số hóa bệnh án, tiến đến bệnh án điện tử thuận tiện cho việc theo dõi, điều trị bệnh nhân và tiết kiệm thời gian. Hai bệnh viện tuyến tỉnh đầu tiên áp dụng chuyển đổi số ở lĩnh vực này mang lại nhiều thay đổi đáng kể.

Bước đột phá từ số hóa hồ sơ bệnh án
Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn

Từ khi biết làm nông nghiệp, chuyện nuôi lợn, bò, trồng lúa nước… không còn là chuyện lạ đối với nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới. Nhưng làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn là một tầm cao mới mà người đồng bào thiểu số nơi đây đã làm được là “chuyện lạ có thật”.

Người miền núi làm nông nghiệp tuần hoàn
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top