ClockThứ Bảy, 10/06/2023 20:47

“Sự im lặng của chữ”

TTH.VN - Đây là chủ đề triển lãm sách diễn ra chiều 10/6 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm cổ sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyễn, TP. Huế).

Thomas Billhardt “Tái ngộ với Việt Nam”Giới thiệu tác phẩm “Nhà nữ ngoại giao” của nữ văn sĩ người Đức Lucy FrickeKhai trương "Điểm gặp liên văn hoá" tại Huế

leftcenterrightdel
 GS. TS. Thái Kim Lan giới thiệu những bộ sưu tập sách kinh dịch từ Hán Tạng

Triển lãm giới thiệu đến người xem các bộ sưu tập sách kinh dịch từ Hán Tạng của GS. TS. Thái Kim Lan, gồm 5 quyển kinh viết tay từ năm 1984, 12 quyển đánh máy có đề tặng trong thập niên 90, 17 quyển kinh đóng tay trong bộ Pháp Ảnh Lục, bộ Pháp Ảnh Lục 26 cuốn được phép in lần đầu tiên năm 1994 và bộ Pháp Ảnh Lục 26 cuốn mới nhất hiện nay…

Đây là những quyển sách kinh được GS. TS. Thái Kim Lan lưu giữ hơn 30 năm qua tại Đức. Bà cho biết: “Đây là những quyển kinh tôi đã mang từ chùa Ấn Quang, chùa Già Lam sang Munich 30 năm trước, nay mang lại về cho quê hương”.

Trước đó (tối 9/6), đêm trình diễn nghệ thuật kịch nói lịch sử cũng đã giới thiệu đến công chúng 2 trích đoạn vở kịch “Yêu là thoát tội” và “Cậu trời” tại Điểm gặp liên văn hoá – Lan Viên Cố Tích 2 (đường Bạch Đằng, TP. Huế).

“Yêu là thoát tội” của nhà biên kịch Lê Chí Trung là vở diễn nói lên bi kịch cuộc đời danh nhân văn hóa, danh thần Nguyễn Trãi. Đây là đề tài đã được nhiều người khai thác và mang lên sân khấu nhưng tác giả viết tác phẩm bằng một góc nhìn mới. Bi kịch của gia tộc danh nhân họ Nguyễn được lý giải dưới góc nhìn đậm tính nhân văn.

Tác giả không khai thác những câu chuyện kịch tính, những thủ đoạn liên quan đến chính trị mà khắc họa tâm trạng cô đơn của các nhân vật trước thời cuộc: sự cô độc trong cuộc chiến chính tà và cái giá phải trả trong thời thế nhiễu nhương.

leftcenterrightdel
 Trình diễn kịch nói lịch sử tại Điểm gặp liên văn hoá – Lan Viên Cố Tích 2 

Trích đoạn cảnh 3 của vở kịch được trình diễn tại Điểm gặp liên văn hoá đã mang đến cho người xem những thông điệp về các mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa thầy và trò, giữa người chính trực và thủ đoạn. Bài học tuy cách đây 8 thế kỷ nhưng vẫn nguyên vẹn tính thời đại.

“Cậu trời” cũng là tác phẩm của nhà biên kịch Lê Chí Trung đề cập câu chuyện về cậu trời Đặng Mậu Lân, em trai tuyên phi Đặng Thị Huệ, ái phi được sủng ái nhất của chúa Trịnh Sâm. Lợi dụng tình thế chúa ốm nặng, quần thần tranh đoạt quyền lực rối loạn, Đặng Mậu Lân đã gây bao tội ác tày trời.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, vụ án Đặng Mậu Lân là một trong những vụ án chấn động. Những tội ác của Đặng Mậu Lân với dân lành nhiều vô kể, hơn cả là giết mệnh quan triều đình, bất kính mạo phạm con gái chúa.

Tuy vậy, chúa Trịnh Sâm miễn tội cho tuyên phi Đặng Thị Huệ và em trai bà là Đặng Mậu Lân. Án Đặng Mậu Lân không xử được có lẽ là một sự phẫn uất cho những ai tin vào công lý, nó cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với mọi xã hội đương thời.

Cả hai trích đoạn trên đều đoạt huy chương bạc tại liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc 2023.

MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm 'Không gian Văn hóa Việt' tại Mỹ

Những vật phẩm mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam như mô hình trống đồng, Khuê văn các, trang phục áo dài trên chất liệu lụa truyền thống, gốm Chu đậu, đồ sơn mài, mây tre... đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ lựa chọn kỹ càng mang tới trưng bày tại triển lãm mang tên “Không gian Văn hoá Việt Nam”.

Lan tỏa Văn hóa Việt Nam qua Triển lãm Không gian Văn hóa Việt tại Mỹ
“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Return to top