ClockThứ Sáu, 23/04/2021 19:59

Thái Miếu sẽ được tu bổ, phục hồi

TTH.VN - Chiều 23/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1. Hội nghị có sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn.

CHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản HuếThỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái HòaGìn giữ các yếu tố gốc trong trùng tu đàn Nam Giao

Sau chiến tranh, Thái Miếu bị phá hủy nghiêm trọng, trở thành một khu vực gần như là "bình địa"

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tu bổ, phục hồi các hạng mục: Thái Miếu, Thái Miếu môn, hệ thống sân, đường đi, cây xanh, thảm cỏ và hạ tầng kỹ thuật. Dự án dự kiến được thực hiện trong 4 năm với tổng kinh phí trên 265 tỷ đồng.

Thái Miếu được tu bổ, phục hồi dựa trên quan điểm giữ gìn nguyên vẹn không biến đổi các thành phần của di tích được coi là nguyên gốc. Trong đó, sẽ bảo tồn dấu tích kiến trúc, cảnh quan của thời vua Gia Long và những bổ sung, thay đổi về mặt trang trí, màu sắc, vật liệu dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái…; loại bỏ các thành phần sai lệch làm ảnh hưởng tới công trình trong các lần sửa chữa cơi nới; ưu tiên sử dụng vật liệu và quy trình kỹ thuật truyền thống...

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu, chuyên gia. Một số ý kiến cho rằng, việc tu bổ, phục hồi Thái Miếu cần được tiến hành kỹ càng, thận trọng bởi đây là công trình có quy mô lớn; nên tổ chức khai quật khảo cổ học tổng thể khu di tích để có đánh giá đầy đủ, chính xác về diễn biến thay đổi của các công trình trong cụm di tích; tiếp tục đầu tư sưu tầm nguồn tư liệu viết, tư liệu ảnh, bản vẽ về Thái Miếu, trong đó chú ý nguồn tư liệu Châu bản và ảnh tư liệu; tiến hành quy hoạch tổng thể cụm kiến trúc này...

Thái Miếu là một trong năm miếu thờ quan trọng của triều Nguyễn được xây dựng sớm nhất trong Hoàng thành Huế, thờ các vị tổ tiên của nhà vua. Tổng thể di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc khá lớn với trên 10 hạng mục công trình, được bố trí đúng theo nguyên tắc chung của kiến trúc triều Nguyễn. Vào năm 1947, Thái Miếu cùng với các miếu khác đã bị phá hủy do sự tàn phá của chiến tranh.

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Những “người hùng thầm lặng”

Lần đầu tiên, những nghệ nhân, thợ lành nghề được tôn vinh vì những đóng góp đầy ý nghĩa trong công cuộc bảo tồn, tu bổ công trình di tích.

Những “người hùng thầm lặng”
Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

TIN MỚI

Return to top