ClockThứ Hai, 12/04/2021 19:15

Thỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa

TTH.VN - Ngày 12/4, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch cho biết đã có văn bản, thỏa thuận Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội.

Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái HòaĐiện Thái Hoà trước khi có kế hoạch trùng tuLấy ý kiến phương án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa

Bên trong điện Thái Hoà

Theo đó, thoả thuận này bao gồm các nội dung liên quan như, bảo quản, tu bổ bộ khung gỗ, hệ mái, nền và tường điện Thái Hòa; bảo quản, tu bổ, phục hồi các thành phần trang trí và nội thất công trình; tu bổ, gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên Điện, lan can và hệ thống tường kè chắn đất; tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Trước đó, Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch nhận được tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm hồ sơ và biên bản tổng hợp ý kiến về phương án bổ tồn, tu bổ di tích điện Thái Hoà. Sau khi xem xét, đã đưa ra một số lưu ý, trong đó nhấn mạnh thực hiện biện pháp bảo quản đối với các cấu kiện gỗ còn tốt, gia cố tu bổ đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng một phần, chỉ thay thế hạn chế đối với các cấu kiện gỗ đã hư hỏng hoàn toàn.

Ngoài ra, lựa chọn và chỉ định rõ trong hồ sơ một số cấu kiện gỗ cổ, cũ (như cột, xà…) có sơn thếp còn khá nguyên vẹn về màu sơn để bảo tồn và làm mẫu khi sơn phục hồi các cấu kiện, bộ phận kiến trúc gỗ của công trình; tính toán, lựa chọn, đề xuất cụ thể sắc độ màu sơn thếp phục hồi, đảm bảo hạn chế tối đa việc phải sơn phục hồi lại các cấu kiện sơn thếp cổ, các cửa ván có sơn thếp trang trí rồng, trần gỗ có trang trí; chỉ rõ chủng loại vật liệu sơn và quy trình sơn phục hồi.

Trong quá trình thực hiện dự án phải hết sức thận trọng khi bảo quản, tu bổ các mảng trang trí chạm khắc có các hoa văn, chữ viết (giữ nguyên vẹn các chi tiết này cả về màu sắc và hình dáng). Tiếp tục sưu tầm tư liệu để bổ sung cơ sở khoa học cho việc phục hồi nền lát gạch hoa tại hai gian đầu hồi...

Với giải pháp tu bổ sân đại triều, bổ sung nguyên tắc các viên đá thay mới lát sân đảm bảo đồng chất liệu, hài hòa về màu sắc với các viên đá cũ xung quanh; tu bổ, gia cố, bảo tồn tối đa các lan can cũ còn khả năng sử dụng; tái sử dụng vật liệu của các lan can đã bị hư hỏng; làm rõ hơn nữa giải pháp tổ chức trồng cây xanh, tiểu cảnh khu vực sân vườn khuôn viên sân điện trên cơ sở có sự nghiên cứu tư liệu lịch sử.

Tin, ảnh: P.T

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

TIN MỚI

Return to top