ClockThứ Tư, 26/07/2023 15:46

Thăm lại địa danh văn hóa linh thiêng của đất nước

TTH - Họp lớp tại đất lửa Quảng Trị, điểm đến của chúng tôi, những cựu sinh viên Văn Khoa Sư phạm Huế là thăm Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, địa danh văn hóa linh thiêng của đất nước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm gia đình Tiến sỹ vật lý người Việt tại ÁoThi video clip giới thiệu văn hóa, lịch sử Hương ThủyKhông dừng lại ở những cuộc thi

leftcenterrightdel
Cựu chiến binh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ. Ảnh: Bảo Phước 

Trời vừa qua trưa, nắng như đổ lửa nhưng các cựu sinh viên văn khoa đến từ mọi miền đất nước lòng xốn xang hướng đến nơi sâu thẳm. Bước lên từ những bậc thang đã thấy có đông du khách có mặt tại nghĩa trang chờ viếng và đang tiến dần tới các khu mộ, phần mộ để thắp hương. Chúng tôi phải chờ đợi mấy đoàn mới đến lượt đoàn mình vào viếng. Trước chúng tôi, là một đoàn là những thanh niên trong trang phục màu tím trang nghiêm làm lễ trước Tượng Đài. Tôi hỏi một bạn trong đoàn, em cho biết, đây là đoàn thanh niên ở cơ quan Ngân hàng tỉnh Hà Nam, từ miền Bắc vào. Đến lượt chúng tôi, những cựu sinh viên văn khoa nay đã là ông, là bà trong đồng phục áo đỏ và sao vàng màu cờ của Tổ quốc. 

Hơn 10.000 liệt sĩ đã nằm lại nơi đây. Họ, những chàng trai, cô gái từ khắp mọi miền đất nước chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc và đã vĩnh viễn không trở về. Phần lớn những liệt sĩ đã ngã xuống khi mới bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, nhiều người còn chưa có người yêu, chưa biết đến nụ hôn đầu. Họ là những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong tuổi đời đang phơi phới đã chia tay gia đình, người thân lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc một cách vô tư. Nhưng họ không quay trở về nhà mà yên nghỉ lại nơi này.  

Đi thắp hương cùng các bạn, nhìn thấy hoa tươi, hương tỏa ngát trên mộ các liệt sĩ, ai cũng lặng yên, mắt ngấn lệ. Tới đây, ai cũng có ý thức giữ yên lặng khi đi lại, nói chuyện để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của các liệt sĩ. Trong lòng mỗi người trào dâng sự xúc động, nghẹn ngào. Đó không chỉ niềm thương tiếc, xót xa mà xen lẫn sự khâm phục, lòng biết ơn. Bạn tôi, Phạm Thị Huyền Tân, từ thành phố mang tên Bác về với miền đất lửa nói: “Mình đến thăm Nghĩa Trang Liệt sĩ Trường Sơn lần thứ 5, và lần nào cũng xúc động. Mình sinh ra thời chiến tranh, nhưng thanh xuân lại được học đại học, được sống trong hòa bình, khi đến đây càng thấy cái giá của hòa bình. Để có hòa bình, để có cuộc sống tươi đẹp hôm nay, cha, anh của chúng ta đã đổi bao xương máu, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân vì độc lập của đất nước”.

Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn xa xôi là vậy, nhưng hằng năm, cũng có hàng ngàn lượt khách đến thăm viếng trong niềm biết ơn chân thành. Những ngày tháng 7 hàng năm, mùa tri ân, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn đón hàng triệu lượt người thăm viếng. Trong đoàn người từ khắp nơi đổ về Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, có những đoàn là học sinh, sinh viên, thanh niên các cơ quan, doanh nghiệp, là người vợ tới thăm chồng, các con tới viếng cha, nhiều phụ nữ tóc đã bạc thăm lại người yêu, những người cựu binh về lại chiến trường xưa thăm đồng đội. Ai cũng muốn tự tay thắp nén hương, nghiêng mình trước anh linh các liệt sĩ đã hy sinh vì nền hòa bình của đất nước. Trò chuyện với em Trần Văn Nhân, cán bộ ban quản lý Nghĩa trang, người đã gắn bó nhiều năm ở nơi này, em cho biết: “Thời gian nào trong năm, Nghĩa trang Trường Sơn cũng thu hút du khách. Mỗi năm, nơi đây đã đón hàng triệu lượt người đến thăm viếng. Tháng 7 hàng năm, tháng cao điểm, mỗi ngày nghĩa trang phục vụ vài chục đến vài trăm đoàn khách trên khắp cả nước. Nhất là vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thì khách gần xa đến thăm viếng rất đông”.

Chiến tranh đã cách chúng ta tới nay là 48 năm, nhưng mỗi lần đến đây là thêm một lần biết thêm những điều mới mẻ. Đến đây mới thấy hết sự vĩ đại, thiêng liêng của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Đến đây, càng thấu hiểu về lòng yêu nước và khát vọng độc lập tự do của những người con đất Việt. Nơi này mãi ấm tình người, mãi là điểm đến văn hóa linh thiêng của đất nước. 

Nguyên Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top