ClockThứ Hai, 11/02/2019 14:11

Tham quan di tích thời 4.0

TTH - Với sự kết hợp giữa công nghệ và di sản, nền tảng du lịch thông minh VNGuide App có thể hỗ trợ du khách chủ động tương tác với Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế ngay cả khi chưa có dịp đặt chân đến. Đây cũng là xu hướng công nghệ mà Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hướng đến để phục vụ du khách tốt hơn.

3 ngày tết, khu di sản đón 92 ngàn lượt kháchPhải lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi quy hoạch di tíchCông bố top 4 đơn vị lữ hành đưa khách đến di tích

 "Vào" Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế từ VNGuide App

VNGuide App là sản phẩm của Công ty Toàn Dũng Media. Nền tảng công nghệ này phù hợp trên mọi thiết bị di động thông minh và đáp ứng được sự năng động của du khách ưa thích xu hướng du lịch thông minh. Bằng cách tải ứng dụng VNGuide App về điện thoại thông minh, định vị điểm đến, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm tốt hơn về hình ảnh, nội dung và cả không gian của điểm đến trước khi đặt chân đến. Công nghệ này đang được triển khai thí điểm tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. Theo đó, du khách bất kể đang ở đâu vẫn có thể tiếp cận và cập nhật thông tin về những hiện vật đang được trưng bày tại đây, bằng cách tương tác trực tiếp.

Thông qua sự phối hợp với hai đối tác là Công ty Toàn Dũng Media và Công ty An Thi Việt Nam, ngoài những hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã scan toàn bộ 32 bảo vật quốc gia được giao quản lý. Điều này đem lại nhiều sự thuận lợi cho du khách, khi chỉ cần tiếp cận Bảo tàng trước một bước bằng công nghệ mà không nhất thiết phải “check in” bằng đôi chân. Với VNGuide App, du khách có thể trải nghiệm điểm đến chủ động hơn với thực tế ảo qua kỹ thuật VR3D, nghe thuyết minh tự động (audioguide), xem thông tin hiện vật bằng cách quét mã QR code, hoặc tương tác trực tiếp với hiện vật ở mọi góc độ thông qua model 3D và xoay 3600.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty Toàn Dũng Media tự tin: Với những tiện ích của nền tảng công nghệ thông minh này, chúng tôi hoàn toàn có thể hỗ trợ du khách tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mà không nhất thiết phải cần một hướng dẫn viên hay thuyết minh viên.

Nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách khi tham quan khu di sản Huế, năm 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ triển khai dự án ứng dụng hệ thống thuyết minh tự động (audioguide). Dự án này được xã hội hóa hoàn toàn và vừa được UBND tỉnh phê duyệt đầu năm 2019. Không lâu nữa, du khách khi đến tham quan Đại Nội, chùa Thiên Mụ và các điểm lăng chính như lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Khải Định… hoàn toàn có thể cập nhật thông tin điểm đến thông qua ứng dụng này chỉ với thao tác đơn giản là quét mã code qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và chọn ngôn ngữ.

Năm 2018, Quần thể Di tích Cố đô Huế đón hơn 3,5 triệu lượt khách tham quan. Trong số này, có khoảng 30% lượng khách tham quan không sử dụng thuyết minh viên và hướng dẫn viên du lịch. Do đó, việc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai hệ thống thuyết minh tự động và ứng dụng nền tảng công nghệ thông minh VNGuide App đem lại nhiều tiện ích cho du khách. Xu hướng này cũng đang được nhiều khu di sản trong nước triển khai, ứng dụng. TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đánh giá cao sự hợp tác với hai đối tác An Thi và Toàn Dũng. “Từ kết quả này, chúng tôi sẽ nghiên cứu để tiếp tục mở rộng hợp tác và triển khai ở nhiều điểm di tích khác thuộc khu di sản Huế”, TS. Phan Thanh Hải nói.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hướng đến một chương trình nghị sự bền vững dành cho Di sản miền Trung Việt Nam”

Là chủ đề của Hội thảo Nghiên cứu quốc tế do Đại sứ quán Ý và UNESCO Việt Nam đồng chủ trì, Đại học Bách khoa Marche và Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức ngày 7/12 tại Trung tâm Văn hóa Ý, Hà Nội. Đây hoạt động cuối cùng trong chuỗi hợp tác khoa học kéo dài ba năm giữa các đơn vị.

“Hướng đến một chương trình nghị sự bền vững dành cho Di sản miền Trung Việt Nam”
Viết nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11)
Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…

Giáo dục di sản văn hóa ngay tại địa phương, không nhất thiết phải đưa học sinh đi xa ra khỏi tỉnh nhà để tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa… Cách làm này lập tức được dư luận đồng tình, các bậc phụ huynh hết sức hoan nghênh chào đón…

Quan trọng là nhóm lên được ngọn lửa…
Đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng cho di tích

Sau hơn 4 năm triển khai giai đoạn 1 dự án (DA) Di dời dân cư (DDDC), giải phóng mặt bằng (GPMB) khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, UBND TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ GPMB các khu vực đã di dời, đồng thời chuẩn bị thực hiện việc mở rộng phạm vi đề án với 19 khu vực trên địa bàn.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng cho di tích

TIN MỚI

Return to top